HR manager là gì? Vai trò và công việc của trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp

ITNavi 08 Apr 2021 6112

HR manager là gì? Vai trò và công việc của trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp

Nếu bạn là người đi làm chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ HR Manager, đã bao giờ bạn thắc mắc về thuật ngữ này hay chưa? HR Manager là một công việc vô cùng quan trọng tác động đến sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp, họ phụ trách tất cả những vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty, đảm bảo môi trường làm việc thoải mái để nhân viên phát huy năng lực nhằm hoàn thành tốt mục tiêu chung. Vậy HR Manager là gì, công việc của HR Manager có phức tạp hay không và làm thế nào để trở thành một HR Manager? Tất cả sẽ được chúng tôi tổng hợp và giải đáp tại bài viết bên dưới, cùng tìm hiểu nhé!HR Manager (Human Resources Manager) là gì?

HR Manager (Human Resources Manager) là gì?

HR Manager là gì?

HR là từ viết tắt của cụm từ Human Resources với ý nghĩa là nguồn nhân lực. Đối với bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp thì HR là được sử dụng để chỉ bộ phận nhân sự, một bộ phận chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.HR Manager chính là cụm từ chỉ người đảm nhận vai trò quản lý của bộ phận nhân sự như trưởng phòng nhân sự. Có thể hiểu công việc của bộ phận này chính là thu hút, hình thành, gìn giữ và phát triển nguồn lực trong công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Họ sẽ chịu trách nhiệm trong quản lý và triển khai các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược cụ thể của doanh nghiệp giúp giải quyết các yêu cầu, khiếu nại hoặc tất cả các vấn đề liên quan đến bộ phận nhân sự của doanh nghiệp. Do vậy HR Manager được xem là người có tầm ảnh hưởng lớn đến những hoạt động bộ máy của công ty, tổ chức.Bạn đọc tham khảo thêm: Sale Manager là gì? Làm thế nào để trở thành một Sale Manager tiềm năng?

Công việc của HR Manager là gì?

Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô của tổ chức, doanh nghiệp mà HR Manager đảm nhiệm những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, họ là cầu nối giữa mọi người trong doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách hiệu quả.

Quản lý tuyển dụng trong doanh nghiệp

HR Manager quản lý việc tuyển dụng nhân sự cho công ty

HR Manager quản lý việc tuyển dụng nhân sự cho công ty

Quản lý nhân sự HR Manager là người trực tiếp kiểm soát và đôi khi thực hiện các công việc sau:

  • Đánh giá và đề xuất nhu cầu tuyển dụng.
  • Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tuyển dụng để thu hút ứng viên.
  • Xây dựng bản mô tả công việc và đăng tin tuyển dụng cho các vị trí cần thiết.
  • Phỏng vấn và tuyển chọn ứng viên phù hợp.
  • Giúp đỡ các ứng viên mới hòa nhập công việc, kỹ năng cũng như văn hóa công ty để họ làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, quản lý nhân sự còn có thể đảm nhận một số công việc khác như lưu trữ các biểu mẫu liên quan đến quy trình tuyển dụng, ký kết hợp đồng, hoàn thiện hồ sơ ứng viên.Nhiều công ty hiện nay với quy mô lớn thì HR Manager không cần phải thực hiện hết những công việc trên, có thể giao cho cấp dưới nhưng vẫn phải đứng ra quản lý và giám sát.

Quản lý đào tạo nhân sự

Đối với nhân viên mới kể cả những người đã có kinh nghiệm vẫn cần được đào tạo để phù hợp với những yêu cầu của công ty. Tùy vào từng nhân viên cũng như vị trí của họ, quản lý nhân sự sẽ có những nhìn nhận, đánh giá năng lực và đưa ra những phương pháp đào tạo phù hợp nhất. Những nhân sự cũ trong công ty cũng cần được trau dồi bổ sung thêm những kiến thức để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.Đào tạo nhân sự là hoạt động thiết yếu để nâng cao kiến thức

Đào tạo nhân sự là hoạt động thiết yếu để nâng cao kiến thức

Các công việc chính của HR Manager trong quản lý đào tạo nhân sự là:

  • Quan sát và đề xuất đào tạo: sau khi nắm rõ được tình hình của những thành viên mới, HR Manager sẽ đưa ra những cách thức đào tạo phù hợp như lên các khung chương trình, mời diễn giả, học online,...
  • Tổ chức đào tạo: HR Manager sẽ lên kế hoạch tổ chức đào tạo về địa điểm, thời gian, người dạy, hình thức dạy và chi phí,... tất cả sẽ được xây dựng chi tiết.
  • Hỗ trợ kiểm tra đầu ra và khảo sát sau khóa học: sau khi hoàn thành khóa học, HR Manager cần nắm được chất lượng học tập và kiểm tra năng lực từng người để biết được đây có phải là cách thức đào tạo thực sự hiệu quả hay không, chất lượng so với mức chi phí có phù hợp và lựa chọn phương án đào tạo cho lần sau.
  • Quản lý giấy tờ liên quan tới quá trình đào tạo: các giấy tờ liên quan đến khóa học như giấy chứng nhận hoàn thành khóa học, chi phí thuê địa điểm, mời diễn giả, kết quả của mỗi nhân viên sau buổi học,... đều cần được nắm giữ và quản lý.

Bạn đọc tham khảo thêm: Project Manager là gì và Con đường để trở thành Project Manager

Đánh giá và quản lý nhân sự

Người quản lý nhân sự sẽ đưa ra những khung đánh giá sau một chiến lược nhân sự hay một kế hoạch nào đó về nhân sự. Việc đánh giá này giúp người quản lý nắm bắt được sự tiến bộ của từng nhân viên. Đây là cũng là một yếu tố trong cắt giảm và thuê nhân sự mới cho công ty.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Quản lý nhân sự có thể không phải là người tạo ra văn hóa doanh nghiệp nhưng sẽ là người hiểu rõ nhất. HR Manager sẽ luôn đưa ra những ý kiến kết hợp với chính sách, sự kiện phù hợp để nâng cao văn hóa doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có môi trường hoạt động thích hợp sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên và nâng cao năng suất công việc.

Đưa ra chế độ lương thưởng, đãi ngộ và các chính sách trong công ty

Một HR cần hiểu rõ về luật nhân sự để đưa ra những chính sách hợp lý thu hút nhân tài và giữ chân người lao động. Một người quản lý nhân sự cần nắm rõ:

  • Biểu mẫu chấm công và tính lương.
  • Thông thạo cách tính lương Net và lương Gross.
  • Chấm công, lương thưởng theo nhóm.
  • Hoạch định chính sách lương thưởng, phụ cấp,...

Chế độ đãi ngộ tốt giúp thu hút nhân tài

Chế độ đãi ngộ tốt giúp thu hút nhân tài

Lãnh đạo và hỗ trợ lãnh đạo

HR Manager là cầu nối giữa nhân viên với các nhà lãnh đạo cấp cao do vậy họ phải biết lắng nghe và nếu có khả năng lãnh đạo thì hiệu quả công việc sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Cũng chính vì lý do này mà các nhà quản lý nhân sự có khả năng hoặc tố chất lãnh đạo sẽ được trọng dụng hơn.

Những tố chất chuyên môn mà người nhân sự cần có

Một người nhân sự để bước lên được cấp quản lý cần phải dung hòa giữa cảm xúc và lý trí. Sau đây là một vài những yêu cầu về tố chất của một người quản lý nhân sự cần có:

  • Tố chất lãnh đạo: là người có thể gây dựng lòng tin, lời nói phải có trọng lượng và thuyết phục. HR cần cư xử đúng mực, biết lắng nghe và tôn trọng mọi người.
  • Tố chất tư duy logic: suy nghĩ của một HR Manager phải mạch lạc, rõ ràng bởi khối lượng công việc của họ không hề ít.
  • Tố chất thấu hiểu: người quản lý nhân sự đôi khi cần đưa ra các đánh giá lý trí nhưng cũng phải cân nhắc đến cái tình. Người có tố chất thấu hiểu sẽ đưa ra những đánh giá công tâm nhất.

Bên cạnh đó, để trở thành một HR Manager bạn cần có các kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tạo lập và duy trì mối quan hệ,...

Tổng kết

Tất cả mọi công ty, tổ chức có quy mô lớn hay nhỏ thì HR Manager cũng là người đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc. HR Manager tham gia vào quá trình tuyển dụng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp, xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên,... Đặc biệt, HR Manager phải là người có tầm nhìn, khả năng xử lý vấn đề và nuôi dưỡng sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Qua bài viết bạn đã hiểu rõ về HR Manager là gì hay chưa? Nếu bạn đang muốn trở thành một HR Manager trong tương lai, hãy rèn luyện ngay những kỹ năng này nhé.

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: HR manager là gì? Vai trò và công việc của trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI