Tìm hiểu những lợi ích mà Spring MVC mang lại

ITNavi 17 May 2021 73887

Tìm hiểu những lợi ích mà Spring MVC mang lại

 

Chắc hẳn với các lập trình viên thì nền tảng Spring MVC sẽ không còn quá xa lạ đối với họ. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu Spring MVC là gì cũng như luồng đi của Spring MVC thì không nên bỏ qua những kiến thức mà ITNavi chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

 

Spring MVC là gì?

 

Spring MVC là một framework được thực hiện trong mô hình MVC của các ứng dụng web. Spring MVC Framework có nhiệm vụ cung cấp kiến trúc MVC và các component được sử dụng nhằm phát triển giúp các ứng dụng web được linh hoạt hơn. 

 

Spring MVC là gì?

Spring MVC là gì?

Cụ thể như sau: Khi bạn lập trình với JSP Servlet thì mô hình MVC sẽ được hiểu theo kiểu: jsp là view, servlet là controller.  Bởi vì servlet lại có nhiệm nhược điểm nên các nhà phát triển Spring framework đã tạo ra công nghệ cấp cao hơn, hiện đại hơn giúp hỗ trợ  các hoạt động trên mô hình MVC được hiệu quả hơn. 

 

Công nghệ controller này sử dụng 1 vài thư viện có sẵn được nhà cung cấp Spring framework viết ra như: @controller, @requestbody hoặc @requestmapping,... Và công nghệ mà chúng ta đang nhắc đến đó chính là Spring MVC. 

Bạn đọc tham khảo thêm: 

Tuyển dụng java developer lương cao chế độ hấp dẫn

Tuyển dụng php developer lương cao chế độ hấp dẫn

Tuyển dụng Python developer lương cao chế độ hấp dẫn

 

Thành phần Controller trong Spring MVC là gì?

 

Có thể thấy, Controller là công nghệ giúp cho Spring MVC được ưa chuộng và mang lại hiệu quả cao như hiện nay. Và sự thành công này dựa vào các thành phần chính là: 

  • Mỗi một annotation @controller được khai báo với định nghĩa của lớp Homecontroller. 
  • Một annotation @requestmapping được khai báo kèm với định nghĩa từ phương thức home(). 

Ở annotation này thì sẽ có những thuộc tính value để định nghĩa request URL và thuộc tính method để định nghĩa cho HTTP request method.

 

 

  • Phương thức home() có trong lớp homecontroller sẽ hỗ trợ trả về một chuỗi “home”. Chuỗi này sẽ giúp định nghĩa tên view và được ứng dụng để hiển thị các kết quả request cho người dùng. 
  • Với phương thức home() có nhiệm vụ xây dựng một biến model giúp lưu trữ dữ liệu cần thiết dành cho view “home” sử dụng. 
  • Phương thức home() còn dùng biến locale của đối tượng Locale giúp lấy dữ liệu ngày giờ của server đang chạy trên website. 

Trên đây là những thành phần cơ bản giúp kiến tạo nên một controller trong Spring MVC. 

 

 

Hướng dẫn cách đưa dữ liệu vào model trong Controller

 

Dữ liệu được controller đưa vào model nhằm sử dụng chúng ở trên view. Spring MVC thể hiện rõ mô hình MVC và nó cung cấp cho bạn những đối tượng để có thể lưu trữ dữ liệu dành cho model. Cụ thể như: 

  • Java.utll.Map
  • org.springframework.ul.model
  • org.springframework.ul.modelmap
Bạn chỉ cần thực hiện khai báo các đối tượng này là các tham số của phương thức controller trong Spring MVC. Mỗi một đối tượng sẽ sử dụng các phương thức khác để giúp bạn có thể thêm được dữ liệu vào model với key và value. 
Thành phần của Spring MVC

Thành phần của Spring MVC

Cách sử dụng đối tượng Model

 

Biện pháp này sẽ dùng phương thức home() cho đối tượng model để có thể lưu trữ dữ liệu cho model: Đối với đối tượng model, thì sẽ có 2 phương thức addattribute() được dùng để thêm dữ liệu vào model. Phương thức này sẽ bao gồm 2 tham số với key kiểu dữ liệu string và value cho kiểu dữ liệu Object. 

 

Cách sử dụng đối tượng Map

 

Map là một đối tượng của Java nên chắc chắn sẽ rất quen thuộc đối với bạn. 

 

Cách dùng đối tượng ModelMap

 

ModelMap là loại đối tượng Implement Map Interface trong Java nên nó khá tương tự với đối tượng Map. Bạn có thể dùng phương thức put() của đối tượng Map, ngoài ra còn có thể dùng Modelmap để hỗ trợ cho một số phương thức khác giúp đưa dữ liệu vào model. 

Bạn đọc tham khảo thêm: 

 

Spring Boot là gì? Bạn cần biết những gì khi học Spring Boot

Lợi ích mà Spring Java mang lại cho người dùng

Hướng dẫn chuyển hướng sau khi xử lý request trong controller của Spring MVC

 

Spring MVC có khả năng hỗ trợ cho bạn chuyển hướng sang một request khác nhau sau khi đã xử lý request hiện tại. Khi request đã được xử lý xong, thông thường controller sẽ lựa chọn một view để hỗ trợ hiển thị dữ liệu trả về cho chính người dùng.

Với trường hợp muốn chuyển hướng ngay sau khi đã xử lý xong một request thì bạn chỉ cần thêm redlrect:/ trước URL cần chuyển hướng thì bộ phận Spring này sẽ tự động điều hướng đến URL mà bạn mong muốn.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây phải là URL có nằm trong hệ thống.

 

 Chuyển hướng sau khi xử lý request trong controller của Spring MVC

Chuyển hướng sau khi xử lý request trong controller của Spring MVC

Các lợi ích của Spring MVC là gì?

 

Hiện nay, Spring MVC được sử dụng vô cùng phổ biến và được đánh giá cao nhờ sở hữu những điểm mạnh như: 

  • Các tầng có trong Spring MVC thường độc lập nên việc unit test sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 
  • Phần view của chúng sẽ được tích hợp với nhiều Framework về UI như là: JSF, Freemarker hoặc Themeleaf,...
  • Spring MVC base có trên các POJO class nên hành động của chúng thường sẽ đơn giản hơn. 
  • Có thể hỗ trợ được cả Annotation và XML config giúp cho quá trình phát triển trở nên sạch hơn và nhanh hơn rất nhiều. 
  • Có thể cung cấp giúp việc phân chia trở nên rõ ràng, linh hoạt hơn giữa các controller, service, data access layer.

Cách hoạt động của Spring MVC là gì?

 

Tương tự như các Framework khác, Spring MVC cần phải request thông quan cho một Front-controller. Mỗi một controller sẽ đại diện về trách nhiệm và yêu cầu của các thành phần khác của ứng dụng để có thể thực hiện cho việc xử lý thực tế. Trong Spring MVC DispatcherServlet chính là một font-controller. 

Đầu tiên, các request đến sẽ được đón nhận cũng như xử lý bởi DispatcherServlet, về cơ bản thì DispatcherServlet sẽ được sử dụng giúp xử lý các HTTP request vì nó được kế thừa từ HTTPServlet. DispatcherServlet này sẽ gửi các request tới cho các controller và quyết định hồi đáp chúng bằng biện pháp gửi lại view. 

+ Sau khi đã nhận được yêu cầu của HTTP, DispatcherServlet sẽ liên lạc với HandlerMapping nhằm xác định controller nào sẽ xử lý yêu cầu này. 

+ DispatcherServlet sẽ gửi yêu cầu đến cho controller, nếu đã biết được controller nào sẽ xử lý yêu cầu thì nó sẽ lập tức nhận yêu cầu và gọi phương thức thích hợp bằng cách dùng phương thức POST hoặc GET. Tại đây, sau khi phương thức thích hợp được gọi ra thì nó sẽ thiết lập model dữ liệu rồi trả về tên view cho DispatcherServlet. 

+ DispatcherServlet sẽ tiếp nhận sử dụng trợ giúp từ ViewResolver để xác định view cho các yêu cầu từ người dùng. 

+ Sau khi quá trình lựa chọn view hoàn thành, DispatcherServlet sẽ chuyển model dữ liệu đến view đó rồi chuyển tới trình duyệt. Và trạng thái cấu hình của DispatcherServlet trong file web.xml sẽ như sau: books org.springframework.web.servlet.DispatcherServlet books *.htm

 

=> Đăng kí ngay: Webinar “Xây dựng lộ trình tự học lập trình hiệu quả”

 

Tìm hiểu về Flow trong Spring MVC

 

 

  • Các request bất kỳ tới ứng dụng web đều sẽ được gửi tới Front Controller. 
  • Khi đó, Front Controller sẽ sử dụng Handler Mapping để nắm rõ controller nào sẽ xử lý request đó. 
  • Controller sẽ nhận request rồi gọi ới class service thích hợp để thực hiện xử lý yêu cầu. 
  • Sau khi hoàn thành xử lý, Controller sẽ nhận model từ tầng Service hoặc tầng DAO. 
  • Controller sẽ tiến hành gửi model vừa mới nhận được đến Front Controller. 
  • Dispatcher Servlet sẽ tìm kiếm các mẫu view rồi sử dụng viewresolver và truyền model vào cho nó. 
  • View template, view page và model sẽ được build và gửi trả chúng trở lại Front Controller. 
  • Front Controller giữa một page view tới trình duyệt để chúng có thể hiển thị nó cho người dùng. 

Đối với mô hình MVC: 

 

 

  • View: là các file JSP, html,...
  • Model: những file như POJO Service, DAO sẽ thực hiện cho việc truy cập database và xử lý business. 
  • Control: Chính là Dispatcher Controller, Controller và Handler Mapping: Nó sẽ thực hiện việc điều hướng cho các request. 

Tổng kết

Có thể thấy rằng Spring MVC hiện nay là một trong những yếu tố quan trọng đối với ngành lập trình. Là một khái niệm còn khá rườm rà và khó hiểu nên trước khi sử dụng nó bạn nên tìm hiểu kỹ Spring MVC là gì cũng như cách tạo một Project Spring MVC. 

 

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Tìm hiểu những lợi ích mà Spring MVC mang lại

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI