Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn

ITNavi 20 Jan 2024 1138

Ở vai trò là nhà tuyển dụng, không có gì thất vọng và khó chịu hơn việc một ứng viên được chọn từ chối lời mời làm việc. Điều khó chịu hơn nữa là không hiểu tại sao họ lại từ chối lời đề nghị này. Bạn đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu họ. Bạn rất hào hứng với ứng viên này và họ đã thể hiện thật xuất sắc. Bạn cho rằng mình đã thực hiện các bước cần thiết để thu hút được sự quan tâm và cam kết của ứng viên.

Mục Lục

Ở vai trò là nhà tuyển dụng, không có gì thất vọng và khó chịu hơn việc một ứng viên được chọn từ chối lời mời làm việc. Điều khó chịu hơn nữa là không hiểu tại sao họ lại từ chối lời đề nghị này. Bạn đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu họ. Bạn rất hào hứng với ứng viên này và họ đã thể hiện thật xuất sắc. Bạn cho rằng mình đã thực hiện các bước cần thiết để thu hút được sự quan tâm và cam kết của ứng viên.

Bạn nghĩ rằng hai bên sẽ đi đến “kết thúc có hậu”, vậy tại sao ứng viên lại làm ngược lại với mọi thứ mà họ đã thể hiện? Dưới đây là những lí do phổ biến nhất khiến ứng viên từ chối lời mời làm việc mà bạn có thể tham khảo.

Quá trình tuyển dụng diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm

Nhiều công ty sẽ mất các ứng viên tuyệt vời do tốc độ tuyển dụng của họ. Thông thường, nếu một công ty có quy trình tuyển dụng chậm và phức tạp, rất có thể ứng viên sẽ chấp nhận lời đề nghị ở một nơi khác. Trái lại, nếu quá trình tuyển dụng của bạn diễn ra quá nhanh, điều này có thể khiến ứng viên trở nên cảnh giác. Họ có thể từ chối lời mời làm việc vì cảm thấy chưa tìm hiểu kỹ về công việc cũng như công ty.

Có nhiều mâu thuẫn trong quá trình tuyển dụng

Nếu quy trình tuyển dụng của bạn bao gồm nhiều bước và ứng viên phải gặp gỡ nhiều người, thì điều quan trọng là phải có sự nhất quán. Nếu ứng viên nghe thấy những điều hoàn toàn trái ngược nhau về vị trí ứng tuyển thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về giao tiếp trong đội nhóm của bạn. Chắc chắn điều này sẽ khiến ứng viên hoang mang và sẽ suy nghĩ lại về việc chấp nhận tham gia vào công ty của bạn.

Cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm hiệu quả và khéo léo

Quy trình tuyển dụng cần có sự nhất quán 

Thiếu sự nhiệt tình

Khi một ứng viên thể hiện sự quan tâm cao độ đối với vai trò và công ty, họ cũng muốn nhận lại sự nhiệt tình như thế. Thế nên, hãy cho họ biết bạn quan tâm đến họ bằng cách nói với họ tại sao họ là ứng viên hàng đầu và bạn rất hào hứng nếu họ tham gia vào đội nhóm. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định và nếu ứng viên không cảm nhận được sự quan tâm từ bạn thì nhiều khả năng họ sẽ không chấp nhận lời mời làm việc.

Cách thể hiện sự nhiệt tình khi đi phỏng vấn

Hãy cho họ biết bạn quan tâm đến họ

 

Nhiều thông tin tiêu cực về công ty nhưng không được giải thích hợp lý trong buổi phỏng vấn

Thông thường, các ứng viên sẽ thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu về công ty của bạn trước buổi phỏng vấn, bao gồm các nhận xét hoặc đánh giá trên các trang mạng xã hội. Nếu họ đọc được các chuỗi bình luận tiêu cực nhưng điều này không được bạn giải thích một cách hợp tình hợp lý trong buổi phỏng vấn thì không có gì đáng ngạc nhiên khi họ từ chối lời đề nghị của bạn.

 

Có nhiều điều bất ngờ xuất hiện trong thư mời làm việc

Không có gì khó chịu đối với một ứng viên đang hào hứng tham gia vào đội nhóm của bạn hơn là nhận được thư đề nghị với một loạt các điều khoản mới lạ chưa được đề cập đến trong buổi phỏng vấn trước đó hoặc có nhiều điều đã được thảo luận nhưng không được nhắc đến trong văn bản. Lúc đó, tất nhiên ứng viên sẽ cần thêm thời gian để trao đổi lại với bạn và sự bất tiện, thậm chí là không minh bạch này sẽ ngăn cản ứng viên đồng ý nhận việc.

Áp lực chấp nhận

Nhiều nhà tuyển dụng muốn nhận được câu trả lời của ứng viên ngay lập tức mà không chú ý rằng đây là một quyết định quan trọng. Việc tạo áp lực hoặc thúc giục ứng viên đưa ra câu trả lời nhanh chóng sẽ khiến họ chùn bước, trở nên phòng thủ và thậm chí không muốn tiếp tục quá trình ứng tuyển.

Tại sao nhiều người chấp nhận công việc lương thấp và áp lực nhưng quyết  không nghỉ việc?

Nhiều nhà tuyển dụng muốn nhận được câu trả lời của ứng viên

Bên cạnh những lí do phổ biến trên đây, đôi khi ứng viên buộc phải từ chối lời đề nghị của bạn vì những lí do cá nhân khác. Bất kể lý do là gì, khi một ứng viên từ chối bạn, đó không phải là dấu chấm hết. Điều quan trọng là bạn phải xử lý việc từ chối một cách khéo léo và chuyên nghiệp, như nhờ ứng viên phản hồi về lí do vì sao họ từ chối.

Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện được quy trình tuyển dụng mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp lâu dài cho ứng viên nhớ về doanh nghiệp của bạn. Có thể trong tương lai gần, bạn sẽ thấy tên của họ một lần nữa trong chiến dịch tuyển dụng tiếp theo của bạn.

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI