Acceptance Test là gì, được thực hiện như thế nào?

ITNavi 26 Nov 2021 11710

Acceptance Test là gì? Đây là một trong những giai đoạn thuộc lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới khái niệm này qua bài viết của ITNavi dưới đây bạn nhé!



Acceptance Test là gì - một khái niệm không xa lạ với dân công nghệ

Acceptance Test là gì?

Acceptance Test (hay Acceptance Testing) dịch ra tiếng Việt là: Kiểm thử chấp nhận. Đây là 1 kiểm thử được thực hiện nhằm xác định xem hệ thống phần mềm có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không. Nhờ việc kiểm tra các hành vi của hệ thống qua những dữ liệu thực tế, việc kiểm thử chấp nhận giúp xác định xem hệ thống có đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu của khách hàng hay không

Một số kỹ thuật được sử dụng trong Acceptance Test là gì? Đó là phân tích giá trị biên giới, phân vùng tương đương, sử dụng bảng quyết định,... Kiểm thử chấp nhận thường là bước cuối cùng trước khi sản phẩm được đưa ra hoạt động hoặc trước khi phân phối sản phẩm.


Acceptance Test (Acceptance Testing) là kiểm thử chấp nhận

Nhờ sử dụng kiểm thử chấp nhận, bạn có thể xác định được giải pháp, phần mềm tạo ra đã đi đúng hướng được khách hàng đề xuất hay chưa. Bên cạnh đó, kiểm thử chấp nhận còn mang đến nhiều lợi ích như:

  • Kiểm thử chấp nhận giúp tìm hiểu, xác định được các yêu cầu của người dùng bằng cách thực hiện kiểm chứng trực tiếp;

  • Thông qua Acceptance Testing có thể tìm ra được những vấn đề ở Unit hoặc Integration Test đã để lọt;

  • Kiểm thử chấp nhận giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về kết quả hệ thống đạt được;

  • Kiểm thử chấp nhận được sử dụng để xác định, xác minh nhu cầu của các khách hàng.

Điều kiện của Acceptance Test là gì?

Điều kiện tiên quyết của kiểm thử chấp nhận là:


Cần đáp ứng được các điều kiện kiểm thử chấp nhận

  • Cần phải đảm bảo những yêu cầu nghiệp vụ quan trọng của ứng dụng hoạt động;

  • Phần mềm đã hoàn thiện tốt nhất có thể;

  • Các khâu kiểm thử như Unit Testing, Integration Testing và System Testing đều đã hoàn thành;

  • Không tồn tại lỗi quan trọng trong hệ thống;

  • Lỗi về thẩm mỹ đã được chấp nhận trước kiểm thử chấp nhận;

  • Regression Testing phải được hoàn thành, không có lỗi lớn;

  • Mọi lỗi đã phát hiện đều phải được sửa, kiểm tra kỹ trước kiểm thử chấp nhận;

  • Môi trường Acceptance Test đã được chuẩn bị sẵn sàng;

  • Nhà phát triển cần phải chắc chắn rằng hệ thống đã sẵn sàng thực hiện kiểm thử chấp nhận.

Quy trình thực hiện Acceptance Test là gì?

Các bước thực hiện kiểm thử chấp nhận gồm:


Cần đảm bảo quy trình thực hiện Acceptance Test đúng chuẩn

  • Phân tích những yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm;

  • Tạo kế hoạch Acceptance Test;

  • Xác định mọi kịch bản kiểm thử;

  • Tạo ra các trường hợp kiểm thử chấp nhận;

  • Chuẩn bị data test cần đảm bảo giống với data thật nhất có thể;

  • Thực hiện kiểm thử chấp nhận;

  • Ghi nhận kết quả cuối cùng;

  • Xác nhận các chức năng sản phẩm.

Bạn đọc tham khảo thêm:


Những điều cần biết về Automation Testing


Integration Testing là gì? Các bước làm việc trong kiểm thử

Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện Acceptance Testing

Chuẩn bị tốt nhất trước khi Acceptance Test gồm:


Nên chuẩn bị kỹ càng trước khi kiểm thử chấp nhận

  • Chuẩn bị kế hoạch Acceptance Test sớm;

  • Chuẩn bị sẵn các test case kiểm thử trước khi bắt đầu kiểm thử chấp nhận;

  • Xác định rõ ràng mục tiêu và phạm vi của kiểm thử chấp nhận;

  • Thực hiện kiểm thử chấp nhận với các kịch bản và dữ liệu thực tế;

  • Không ôm tư tưởng là người xây dựng ứng dụng mà cần thực hiện kiểm thử như một người sử dụng sản phẩm;

  • Kiểm tra, đánh giá khả năng sử dụng sản phẩm;

  • Báo cáo kết quả trước khi đưa ra quyết định phát hành sản phẩm.

Lưu ý quan trọng trong Acceptance Test là gì?

Khi thực hiện kiểm thử chấp nhận, bạn cần lưu ý những điều sau:


Có nhiều lưu ý cần nhớ khi thực hiện Acceptance Testing

  • Acceptance Test chấp nhận xác định xem những chức năng chính đều đã hoạt động tốt. Nếu người dùng thấy có bug (lỗi) ở những chức năng chính thì Tester sẽ cần xem lại test case, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra bug;

  • Kiểm thử chấp nhận là cơ hội để tìm thấy những lỗi còn tồn tại trong hệ thống;

  • Acceptance Test gồm 2 loại: Thử nghiệm Alpha và thử nghiệm Beta;

  • Hầu hết trong 1 dự án phát triển phần mềm, kiểm thử chấp nhận được thực hiện trong môi trường đảm bảo chất lượng (nếu không có môi trường Acceptance Testing hoặc môi trường dàn dựng).

    Bạn đọc tham khảo thêm: 

    Việc làm IT lương cao chế độ hấp dẫn nhất hiện nay

    Tuyển lập trình viên php lương cao chế độ hấp dẫn nhất

    Phân loại Acceptance Testing

    Sau khi tìm hiểu Acceptance Test là gì, bạn có quan tâm tới các loại Acceptance Testing? Nếu có, cùng tham khảo:

    Alpha & Beta Testing


    Alpha & Beta Testing rất quan trọng

    Alpha & Beta Testing thường diễn ra trong môi trường phát triển, thực hiện bởi nhân lực nội bộ. Số ít người dùng tiềm năng cũng có thể thực hiện Alpha Testing với điều kiện nó được diễn ra trong môi trường phát triển. Nhờ những vấn đề được thu thập từ Alpha & Beta Testing, bạn có thể xác định được một số lỗi tồn tại của sản phẩm để cải thiện chúng.

    Contract Acceptance Testing

    Contract Acceptance Test (dịch ra tiếng Việt là: Kiểm tra chấp nhận hợp đồng) được thực hiện để kiểm tra các tiêu chí và thông số kỹ thuật đã xác định trong hợp đồng. Những tiêu chí và thông số có liên quan sẽ được nhóm dự án xác định và chấp nhận khi nhóm hoàn toàn đồng ý với hợp đồng.

    Regulation Acceptance Testing

    Regulation Acceptance Testing (dịch ra tiếng Việt là: Kiểm tra chấp nhận quy định) được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra xem phần mềm có tuân thủ các quy định không. Trong quá trình kiểm tra, Tester cần đặc biệt lưu ý tới những quy định của chính phủ và yêu cầu về mặt pháp lý.

    Operational Acceptance Testing


    Operational Acceptance Testing cần thực hiện trước khi cho phần mềm hoạt động

    Operational Acceptance Testing (dịch ra tiếng Việt là: Thử nghiệm sẵn sàng hoạt động). Nó giúp đảm bảo các quy trình thực hiện công việc để cho phép phần mềm hoặc hệ thống được sử dụng. Trong bước kiểm thử này sẽ gồm: Các quy trình công việc cho kế hoạch dự phòng -> quy trình đào tạo người dùng -> quy trình bảo trì & quy trình bảo mật.

    Black Box Testing

    Black Box Testing (dịch ra tiếng Việt là: Kiểm thử hộp đen). Đây là một phần của kiểm thử chấp nhận người dùng. Phương pháp kiểm thử này giúp phân tích các chức năng, không cho phép người kiểm tra thấy được các cấu trúc code bên trong phần mềm hoặc hệ thống. Để làm tốt Black Box Testing thì bạn cần biết về những yêu cầu mà phần mềm phải đáp ứng.

    Có thể thấy Acceptance Test là một trong những giai đoạn kiểm thử đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp người dùng đánh giá được chức năng của ứng dụng phần mềm xem có đáp ứng được yêu cầu đã chỉ định hay không. Do vậy, bạn cần hiểu rõ Acceptance Test là gì và các loại Acceptance Test, các bước thực hiện kiểm thử chấp nhận để có thể hoàn thành công việc tốt hơn!

    ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

    Nguồn: Acceptance Test là gì, được thực hiện như thế nào?

    Bài viết liên quan

    NEWSLETTER

    Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

    KẾT NỐI VÀ THEO DÕI