Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm | Khéo léo-Ăn điểm

ITNavi 15 Sep 2023 11466

Bạn là sinh viên mới ra trường hay muốn “nhảy ngang” sang lĩnh vực mới hoàn toàn đang lo lắng vì chưa có kinh nghiệm? Đừng lo lắng, ITNavi sẽ gợi ý bạn cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm từ các chuyên gia nhân sự dày dặn kinh nghiệm. Check ngay tip hay dưới đây!

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm dựa vào thế mạnh cá nhân

Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm để vượt qua các buổi phỏng vấn căng thẳng, hãy ghi nhớ: tin tưởng vào bản thân, tận dụng tối đa các thế mạnh của mình và tham khảo một vài tip chuẩn bị, cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm dưới đây:

Vượt qua chướng ngại từ các câu hỏi phỏng vấn cơ bản

Có thể bạn đã làm quen với các câu hỏi kiểu này khi còn ở trường đại học hoặc khi phỏng vấn tham gia câu lạc bộ, nhưng hãy để lại ấn tượng với các cách trả lời câu hỏi phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp dưới đây.

1. Hãy giới thiệu bản thân để chúng tôi có thể hiểu hơn về bạn.

Tip: Hãy trả lời ngắn gọn trong khoảng 1 đến 2 phút, tóm tắt các thông tin về tên, học vấn, bằng cấp, các hoạt động hoặc dự án đã tham gia (có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển). 

Đừng quên câu chốt mong muốn được làm việc, cống hiến để nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc tham gia phỏng vấn và sự khao khát được là nhân sự của công ty.

Câu trả lời đầu tiên sẽ là điểm nhấn cho bạn, quyết định hảo cảm ngay từ ban đầu cho nhà tuyển dụng. Cho nên, hãy giới thiệu bản thân theo cách ấn tượng nhất và giữ thái độ tự tin, vui vẻ.

2. Bạn thấy mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào?

Tip: Khiêm tốn với các điểm mạnh, luôn thể hiện có tinh thần cầu tiến, nghiêm túc nhìn nhận những điểm yếu của bản thân chính là một trong những phẩm chất mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên.

Đó cũng chính là cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm với câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào.

Bạn có thể tham khảo một vài tính từ thể hiện điểm mạnh và điểm yếu dưới đây:

  • Điểm mạnh: có khả năng lãnh đạo, định hướng tốt, kỷ luật, kiên nhẫn, nhiệt tình, sáng tạo, linh hoạt,...
  • Điểm yếu: nhạy cảm, thiếu tập trung, thiếu tự tin trước đám đông, thiếu kỷ luật, quá tiểu tiết,...

3. Lý do của bạn khi ứng tuyển vào công ty chúng tôi là gì?

Tip: 

  • Hãy tìm hiểu thông tin của công ty về thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ, giá trị cốt lõi, sứ mệnh,...
  • Khẳng định vị trí công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp và phát triển kỹ năng cá nhân, từ đó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
  • Thể hiện sự yêu thích với công ty hoặc sản phẩm/dịch vụ của công ty cũng như lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

4. Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này dù chưa có nhiều kinh nghiệm?

Câu hỏi này có thể là một chướng ngại với các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc chưa có định hướng công việc rõ ràng. Bạn có thể tham khảo tip trả lời câu hỏi phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm dưới đây để có cách trả lời khôn khéo, đi vào lòng người:

Tip: 

  • Tập trung phân tích khả năng, trình độ của bản thân đáp ứng được các yêu cầu công việc.
  • Đưa ra 1 vài ví dụ thực tế có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Có thể là đã từng tham gia cuộc thi về Phân tích dữ liệu (nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Data Analyst/Data Science/…), hoặc là đảm nhận vị trí truyền thông cho CLB (nếu ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến Brand, Marketing, Creative,...).
  • Đề cập đến việc khả năng của bạn có thể tạo ra những giá trị gì cho công ty.
  • Thể hiện mong muốn được đảm nhận công việc và cống hiến.
  • Có cam kết về nỗ lực, đóng góp vào sự phát triển của team, phòng ban và toàn công ty.

Và có rất nhiều câu hỏi phỏng vấn khác mà nhà tuyển dụng thường xuyên thay đổi cách hỏi để đánh giá ứng viên kỹ càng hơn. Bạn có thể tham khảo cách trả lời phỏng vấn xin việc thuyết phục, chuyên nghiệp và “ăn trọn điểm” ứng xử.

Cách deal lương mong muốn khi chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn

Có thể nói deal lương là vòng khó khăn nhất trong buổi phỏng vấn, đối với cả ứng viên “non tay” lẫn các ứng viên có kinh nghiệm dày dặn. Hãy tham khảo các tip deal lương bách phát bách trúng dưới đây:

  • Trước tiên hãy dò hỏi ngân sách mà công ty có thể chi trả cho vị trí này là bao nhiêu để có thể xác định khoảng lương có trong tầm chấp nhận được hay không.
  • Không đề cập số tiền cụ thể, mà hãy nói khoảng lương mong muốn.
  • Khoảng lương đó không vượt quá xa so với quỹ lương mà công ty có thể chi trả được.
  • Mức lương cũng không được quá thấp để thấy giá trị bản thân khi gắn bó với công ty có thể tạo ra nhiều giá trị hữu hình và vô hình cho công ty.
  • Hãy chứng minh mức lương bạn đặt ra là phù hợp, với các dẫn chứng về kinh nghiệm, cam kết của bản thân.

Cách trả lời câu hỏi tình huống khi chưa có kinh nghiệm

Có rất nhiều cách trả lời câu hỏi phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm trong các tình huống công sở, tuỳ thuộc vào cách bạn tư duy, xử lý vấn đề và bối cảnh mà nhà tuyển dụng đặt ra. Một vài câu hỏi tình huống phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Hãy kể cho tôi khoảng thời gian bạn cảm thấy khó khăn nhất và cách bạn vượt qua nó.
  • Bạn sẽ làm gì khi phải làm việc nhóm cùng với đồng nghiệp có tính cách đối lập?
  • Khi có mâu thuẫn với nhân sự cùng team, bạn sẽ giải quyết thế nào?
  • Giả sử bạn là dev leader và có ý kiến trái chiều với designer trong dự án A, bạn làm thế nào để thuyết phục designer điều chỉnh lại thiết kế phù hợp với team code?
  • Khi làm việc với nhiều dự án cùng lúc, bạn sẽ sắp xếp công việc thế nào?
  • Khi thấy đồng nghiệp quá toxic, tiêu cực, bạn sẽ xử trí thế nào?
  • Bạn đã từng đạt được thành tựu đáng tự hào nào trong học tập, công việc ở CLB chưa?

Tip để trả lời các câu hỏi tình huống một cách trơn tru, thuyết phục, hợp lý mà vẫn thực tế đó là:

  • Cần hiểu rõ bối cảnh tình huống, khi nhà tuyển dụng chỉ đưa ra bối cảnh chung chung, đó là lúc chúng ta phát huy khả năng cho NTD thấy được sự cẩn trọng, suy xét mọi khía cạnh bằng cách hỏi thêm về các yếu tố tác động đến bối cảnh/nhân vật trong tình huống đặt ra đó.
  • Luôn đánh giá các tình huống đặt ra theo công thức STAR (S - Situation, T - Task, A - Action, R - Result) để đưa ra các hướng giải quyết.

Nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thế nào khi chưa có kinh nghiệm?

Đặt các câu hỏi cho phía nhà tuyển dụng cũng là một cách tạo ấn tượng chuyên nghiệp với tinh thần xây dựng trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đặt các câu hỏi mở thay vì các câu hỏi mang tính chất Yes/No question. Một vài nội dung bạn nên hỏi lại nhà tuyển dụng như:

  • Các vị trí khác cùng phòng ban, có liên quan tới vị trí này.
  • Quy trình sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
  • Cơ hội thăng tiến của vị trí công việc này trong tương lai.
  • Đãi ngộ.
  • Người tuyển dụng đánh giá thế nào về môi trường làm việc của công ty.
  • Quy trình quản lý, đánh giá nhân sự hàng năm/quý thế nào?

Tham khảo bộ câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn thông minh

Ngoài các câu hỏi đã liệt kê phía trên, ITNavi sẽ gợi ý cho bạn một số cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm, vừa thể hiện EQ cao, vừa thể hiện trình độ chuyên môn của mình.

1. Bạn đã từng đảm nhiệm công việc nào?

Tip tham khảo: “Tôi đã từng làm việc tại vị trí CTV quản trị fanpage và truyền thông cho câu lạc bộ trong vòng 1 năm. Công việc này đòi hỏi tính sáng tạo, có kế hoạch và học hỏi kiến thức mới liên tục. Đây cũng là các kỹ năng mà tôi có thể sử dụng cho vị trí nhân viên content tại công ty.”

2. Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn thế nào?

Tip tham khảo: “Bản thân tôi có thể làm việc có áp lực. Trước đây khi thực tập vị trí tester tại công ty A, tôi nhận ra rằng áp lực ở mức độ phù hợp rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy tôi phải liên tục update bản thân, có kỷ luật và kế hoạch làm việc để đạt hiệu suất tốt nhất.”

3. Nếu bạn bất đồng quan điểm với cách làm của sếp, bạn sẽ làm thế nào?

Tip tham khảo: “Với tôi, việc 2 bên dừng lại, ngồi xuống và trao đổi thẳng thắn với nhau về suy nghĩ, quan điểm, lập trường và lý do tại sao lại hành động, sẽ là điều cần làm đầu tiên. Nó đã giúp giải quyết được 80% vấn đề giữa tôi và sếp rồi.”

4. Nếu sếp bạn làm sai, bạn chọn góp ý trực tiếp hay bỏ qua?

Tip tham khảo: “Trước hết chúng ta cần xem xét cách làm của sếp có sai thật không hay chỉ là cá nhân tôi đang phỏng đoán vậy. Trong trường hợp thực sự xảy ra điều đó, tôi sẽ nhắn lại hoặc gặp mặt trực tiếp sau để xác nhận lại thông tin, đề xuất cách khắc phục. Tôi luôn muốn mọi người cùng hỗ trợ nhau để phát triển. Công ty phát triển và điều đó đều có lợi cho cả tôi và mọi người.”

Cách vượt qua buổi phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm 

1. Không giấu dốt, luôn trung thực về năng lực của bản thân

Nhà tuyển dụng nào cũng muốn nhân sự mình tuyển dụng phải đặt đức tính trung thực lên hàng đầu, đặc biệt với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Trung thực trong lời nói, hành động và trung thực về trình độ của bản thân. 

Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đánh giá được năng lực của bạn đến đâu khi tiếp xúc, trò chuyện cùng bạn trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, một trong các cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm an toàn nhất đó chính là trung thực.

2. Chứng tỏ kỹ năng cứng phù hợp với công việc

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được các kỹ năng chuyên môn mà bạn có phù hợp và có tiềm năng phát triển thế nào khi đảm nhận công việc tại công ty. Bên cạnh đó, định hướng công việc rõ ràng, lộ trình mong muốn phát triển (trong ngắn hạn và dài hạn), cùng với cam kết về thời gian làm việc, đóng góp giá trị cho công ty sẽ là những điểm có lợi cho bạn.

Để chứng tỏ các kỹ năng của mình phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển, bạn cần:

  • Tìm hiểu trước về công ty.
  • Nghiên cứu về thị trường việc làm để có cái nhìn tổng quan về ngành, công việc bạn đang theo đuổi, đồng thời sẽ xác định được khoảng lương trung bình, cơ hội thăng tiến và lộ trình phát triển.
  • Chuẩn bị kiến thức chuyên môn thật kỹ, đặc biệt là các kiến thức được liệt kê trong mô tả công việc (JD). 
  • Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và những thiếu sót của bản thân.

3. Tận dụng kỹ năng mềm tối đa

Các kỹ năng mềm được học trong trường, câu lạc bộ hoặc trong thời gian thực tập như quản lý thời gian, lập kế hoạch, giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo,... sẽ giúp cho bạn có thêm tự tin trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm chuyên môn.

4. Nhiệt huyết khi phỏng vấn, sẵn sàng học hỏi mọi thứ

Sẽ rất nhiều bạn bị làm khó bởi “bài tâm lý” trong buổi phỏng vấn. Điều đó thực sự là một điểm bất lợi với bạn dù bạn có kinh nghiệm hay là chưa. Chuẩn bị về tinh thần, tác phong, tâm lý ổn định sẽ giúp bạn xử lý các tình huống tốt hơn. Hãy nhớ, luôn giữ:

  • Thái độ vui vẻ, trạng thái thoải mái, luôn nở nụ cười.
  • Tác phong chuyên nghiệp, phong thái tự tin, trang phục lịch sự.
  • Bình tĩnh trả lời, bình tâm xử lý tình huống.
  • Trả lời trọng tâm, ví dụ cụ thể, dữ liệu chuẩn xác.
  • Luôn thể hiện ra tinh thần cầu tiến, học hỏi, không ngại khó khăn

5. Viết mail cảm ơn và xin ý kiến đóng góp của NTD sau buổi phỏng vấn

Một email ngắn gọn cảm ơn về buổi phỏng vấn và xin ý kiến đóng góp/feedback về buổi trao đổi sẽ giúp bạn có thêm rất nhiều hảo cảm từ nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn vừa chỉn chu, lễ phép, lại vừa có ý chí học hỏi, cầu thị. 

Tóm lại, ngoài các cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm được chia sẻ trên đây, bạn nên chủ động tìm hiểu thông tin về công ty, chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng và chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, tập trung vào các điểm mạnh của bản thân để có một buổi phỏng vấn thành công nhất.

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm | Khéo léo-Ăn điểm

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI