Bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst chuyên nghiệp - mới nhất

ITNavi 22 Sep 2023 9322

Bạn đang ứng tuyển vào vị trí Business Analyst? Bạn có lịch phỏng vấn sắp tới cho vị trí này? Các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst (BA) phổ biến được ITNavi tổng hợp và chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách từ nhà tuyển dụng.

Câu hỏi phỏng vấn Business Analyst cơ bản

Với mỗi cấp bậc, vị trí BA, nhà tuyển dụng có thể sử dụng linh hoạt các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst để xác định trình độ chuyên môn của bạn đến đâu. Dưới đây, ITNavi chia các câu hỏi phỏng vấn BA theo từng vị trí mới vào ngành, junior, senior và bộ câu hỏi tình huống.

Câu hỏi phỏng vấn BA Fresher

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst fresher/thực tập.

1. Business Analyst là gì và đóng vai trò gì trong doanh nghiệp?

Trả lời: Business Analyst (BA) là người đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp liên lạc và liên kết giữa các bên liên quan, nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng theo yêu cầu từ khách hàng. 

Các vai trò của BA trong doanh nghiệp và dự án đó là:

  • Lên kế hoạch
  • Lên kịch bản As Is - To Be
  • Gap Analysis
  • Thu thập yêu cầu
  • Multiple Solutions
  • Xác định phạm vi sử dụng giải pháp
  • Trình bày với các bên liên quan
  • Chuẩn bị tài liệu phần mềm
  • Chuẩn bị test case
  • Chuyển giao yêu cầu cho Developers
  • Xác minh giải pháp
  • Hỗ trợ sau khi thực hiện

2. SRS và các yếu tố chính của nó là gì?

Trả lời: SRS (Software Requirement Specification) là tài liệu mô tả chi tiết các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống, hỗ trợ đưa ra các tính năng hoặc được dùng như tài liệu giúp các bên liên quan hiểu về hệ thống.

SRS cực kỳ quan trọng với team develop cơ bản gồm System analyst, Business analyst, lập trình viên và nhân viên kiểm thử (Tester).

Các yếu tố chính của Software Requirement Specification gồm:

  • Phạm vi công việc
  • Yêu cầu chức năng
  • Yêu cầu phi chức năng
  • Các bên liên quan
  • Data Model
  • Giả định
  • Ràng buộc
  • Tiêu chí chấp nhận

3. Scope creep là gì? Cách để tránh việc mất kiểm soát phạm vi dự án là gì?

Trả lời: Scope creep là một thuật ngữ dùng để chỉ việc mất kiểm soát phạm vi của dự án liên quan đến một số thay đổi từ khách hàng, ngân sách, nguồn lực. Đây rõ ràng là biểu hiện của một dự án rủi ro, nhưng có thể tránh hoặc hạn chế Scope creep bằng cách:

  • Phạm vi dự án được quy định rõ ràng trong tài liệu
  • Theo dõi và tuân thủ quản lý thay đổi
  • Cảnh báo về các thay đổi cho các bên liên quan
  • Cập nhật tài liệu về yêu cầu mới ngay lập tức
  • Tránh việc chồng chéo tính năng mới lên tính năng hiện có 

4. Gap Analysis là gì?

Trả lời: Gap Analysis là kỹ thuật phân tích lỗ hổng giữa hệ thống, chức năng hiện có với hệ thống mục tiêu nhằm đánh giá hiệu suất giữa chức năng hiện có và chức năng đã đề xuất. Lỗ hổng ở đây có thể được hiểu là số lượng task hoặc sự thay đổi về yêu cầu để đạt được kết quả và sản phẩm mong muốn.

5. Kỹ thuật khơi gợi yêu cầu (requirement elicitation technique) là gì?

Trả lời: Là kỹ thuật mà một Business Analyst cần thu thập, tìm hiểu yêu cầu hệ thống từ users, khách hàng và các bên liên quan thông qua bảng hỏi, phỏng vấn, quá trình brainstorm, cuộc họp,...

6. Yêu cầu phi chức năng (non-functional requirements) là gì?

Trả lời: Là tập hợp các thuộc tính gồm tốc độ phản hồi, độ thân thiện của giao diện người dùng, tính bảo mật,... nhằm mục đích nâng cao chất lượng hệ thống phần mềm.

7. Những kỹ năng cần có của một Business Analyst là gì?

Trả lời: Về cơ bản, BA sẽ cần có các kỹ năng chính về cơ bản, kỹ thuật và phân tích kinh doanh. cụ thể yêu cầu kỹ năng trong bộ câu hỏi phỏng vấn business Analyst được đề cập dưới đây:

 

Chi tiết

Kỹ năng cơ bản

  • Giải quyết vấn đề 
  • Giao tiếp
  • Quản lý, lãnh đạo
  • Nghiên cứu 

Kỹ năng công nghệ

Kỹ năng CNTT như MS Office, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, kiến thức về cơ sở dữ liệu, kiến thức về SDLC, kiến thức về domain,...

Kỹ năng phân tích kinh doanh

  • Yêu cầu gợi ý
  • Tài liệu 
  • Ra quyết định
  • Sáng tạo 
  • Kỹ năng phân tích

 

8. Alternate flow trong sơ đồ use case là gì?

Trả lời: Là một hướng đi khác, nhánh khác với nhánh chính nhưng kết quả vẫn gom lại ở một hành động nào đó, cụ thể là use case được thực hiện.

9. Bạn hiểu thế nào về Personas?

Trả lời: Personas là phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm, phân tích người dùng dựa trên các chỉ số về nhân khẩu học, hành vi, thói quen, nhu cầu, tình huống khác nhau để ứng dụng/phần mềm hoạt động phù hợp với mỗi người dùng.

10. Mô hình UML là gì?

Trả lời: UML (Unified Modelling Language) là một tiêu chuẩn được sử dụng trong ngành Business Analyst để lập tài liệu, xây dựng, trực quan hoá dữ liệu. Tiêu chuẩn UML được sử dụng để phát triển phần mềm hoặc mô tả vai trò công việc, chức năng tổ chức hoặc quy trình kinh doanh. Một số sơ đồ quan trọng mà BA sử dụng như một phần của tiêu chuẩn UML đó là class diagram, state diagrams and use cases.

Câu hỏi phỏng vấn IT BA senior

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst trình độ junior và senior để các bạn tham khảo và luyện tập.

1. Bạn nghĩ một BA có phải làm test product không?

Trả lời: Có. Business Analyst là người hiểu toàn bộ yêu cầu hệ thống và nhu cầu thực sự của người dùng cuối cùng. BA có thể đóng vai trò như một tester trong trường hợp team thiếu người hoặc tham gia vào giai đoạn đầu để nắm rõ product và giải quyết kịp thời các truy vấn từ hệ thống.

2. BPMN là gì? Có những thành phần cơ bản nào?

Trả lời: BPMN là tập hợp các ký hiệu chuẩn để mô hình hoá quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có 5 phần chính trong BPMN đó là:

  • Flow Objects
  • Data
  • Connecting Objects
  • Swimlanes
  • Artifacts 

3. Kano Analysis là gì?

Trả lời: Phương pháp Kano analysis là một phương pháp để phân tích và phân loại các loại yêu cầu từ khách hàng và xác định sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mới.

4. Làm thế nào để bạn xác định rằng bạn đã thu thập được tất cả các yêu cầu?

Trả lời: Có thể xác định được là đã thu thập hết dữ liệu, yêu cầu hay chưa, tôi dựa vào các tiêu chí:

  • Yêu cầu đã được xác nhận bởi khách hàng.
  • Yêu cầu được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
  • Yêu cầu có thể thực hiện được với nguồn lực đang có.
  • Các bên liên quan chính đều phù hợp với yêu cầu được trình bày.

5. Bạn thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách nào?

Trả lời: Quá trình thu thập yêu cầu được thực hiện theo 8 bước. Trong mỗi bước sẽ mô tả rõ về nhiệm vụ, nguyên tắc, tài liệu. Các bước thu thập requirement như sau:

  • Bước 1: Thu thập thông tin cơ bản, xác định các rủi ro tiềm ẩn liên quan.
  • Bước 2: Xác định các stakeholder gồm chủ dự án, quản lý cấp cao, người dùng cuối cùng hoặc đối thủ cạnh tranh.
  • Bước 3: Xác định mục tiêu kinh doanh.
  • Bước 4: Xác định các phương án để đạt được mục tiêu, thực hiện phân tích rủi ro, phân tích tác động, phân tích chi phí - lợi ích.
  • Bước 5: Xác định phạm vi.
  • Bước 6: Lên kế hoạch Business Analyst Delivery.
  • Bước 7: Xác định yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng.
  • Bước 8: Triển khai thông qua SDLC.

6. Những vấn đề mà bạn có thể sẽ gặp phải khi đóng vai trò là Business Analyst là gì?

Trả lời: Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án, một BA có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Vấn đề liên quan đến nhân sự
  • Vấn đề công nghệ
  • Truy cập liên quan
  • Vấn đề về chính sách kinh doanh
  • Lỗi business model

Với tư cách là một Business Analyst, bạn sẽ phân tích như thế nào để đánh giá một yêu cầu có chất lượng hay không?

Trả lời: Để đánh giá chất lượng của một requirement, chúng ta có thể sử dụng công thức SMART:

  • S (Specific): Yêu cầu cụ thể và được ghi lại đúng cách.
  • M (Measurable): Các tiêu chí khác nhau có thể đo lường được.
  • A (Attainable): Yêu cầu khả thi trong phạm vi nguồn lực nhất định.
  • R (Relevant): Yêu cầu phù hợp, có liên quan đến tình hình kinh doanh của dự án.
  • T (Timely): Yêu cầu được truyền đạt sớm, đúng thời gian dự án triển khai.

Các câu hỏi tình huống phỏng vấn BA

Bên cạnh các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst về kiến thức chuyên môn, các câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá kỹ năng và tư duy trong xử lý tình huống, áp dụng tương tự khi một BA làm việc trong công ty xử lý các vấn đề trong dự án.

1. Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?

Câu hỏi này có thể được hỏi vào thời điểm bất kỳ trong cuộc phỏng vấn. Ví dụ khi hỏi lý do chọn ứng tuyển tại công ty sau khi đã trao đổi về kỹ năng chuyên môn, thì bạn có thể trả lời theo hướng:

  • Vị trí ứng tuyển là công việc bạn mong muốn làm tại thời điểm hiện tại và là một bước trong quá trình thực hiện mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bạn.
  • Khẳng định năng lực của bản thân hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc và có thể cống hiến mang lại nhiều giá trị cho công ty.

2. Động lực nào để bạn theo đuổi mục tiêu trở thành một BA?

Câu hỏi này có thể làm khó các bạn BA mới vào ngành, làm trái ngành hoặc chuyển ngành sang business analyst. Tuy vậy, nếu bạn cảm thấy khó để trả lời, hãy tham khảo tip dưới đây: trở thành BA là một trong các mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn của mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

3. Nếu gặp khó khăn khi làm việc với một stakeholder, bạn sẽ xử lý thế nào?

Với câu hỏi phỏng vấn business analyst này, không có gì thuyết phục hơn là việc đưa ra một tình huống cụ thể và cách bạn giải quyết vấn đề. 

Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau: “Tôi từng gặp phải trường hợp đó là các bên liên quan không thể đi đến thống nhất về quan điểm với các thành viên trong dự án. Việc tôi làm khi ấy là ngồi lại và lắng nghe từng quan điểm của các bên và tìm ra một điểm chung thống nhất hoặc điểm có lợi nhất cho dự án mà không ảnh hưởng quá nhiều đến quyền lợi, công việc của các bên”.

4. Hãy chia sẻ về một lần bạn không hoàn thành deadline dự án?

Tương tự với cách trả lời câu hỏi phỏng vấn BA phía trên, bạn hãy chia sẻ về một lần trễ deadline và cách bạn khắc phục hậu quả của nó. 

Cần chú ý rằng, hãy giảm mức độ nghiêm trọng xuống thấp nhất có thể và chỉ nên tập trung vào cách bạn xử lý, giải quyết các vấn đề sau đó.

Câu hỏi phỏng vấn Business Analyst về kỹ năng mềm

Một số câu hỏi về kỹ năng mềm BA-er có thể tham khảo như:

1. Hãy chia sẻ về kỹ năng làm việc nhóm của bạn

Tip trả lời đó là hãy tập trung vào cách bạn phối hợp cùng đồng nghiệp để hoàn thành dự án tốt nhất. Và đừng quên mô tả bằng số liệu hoặc sự kiện trong quá khứ để tăng tính thuyết phục.

2. Bạn quản lý thời gian của mình như thế nào?

Câu hỏi về quản lý thời gian là một trong những câu hỏi phỏng vấn IT BA được nhà tuyển dụng quan tâm khá nhiều. Bởi việc sắp xếp thời gian khoa học, có kỷ luật là một trong những tác phong, cách làm việc mà Business Analyst cần có.

Tip để trả lời câu hỏi này đó là: Trình bày về các khoảng thời gian bạn phân chia cho công việc, học tập, thời gian riêng tư. Trong mỗi khoảng thời gian đó sẽ đặt ưu tiên các công việc cần xử lý để đảm bảo không tồn đọng công việc hoặc ảnh hưởng đến tiến độ của các bộ phận khác.

3. Theo bạn, một BA giỏi, ngoài kiến thức chuyên môn, còn cần có kỹ năng gì?

Các kỹ năng mà một BA cần có gồm:

  • Hiểu rõ vấn đề, công việc để có định hướng và thực hiện công việc hiệu quả.
  • Phối hợp với các thành viên, phòng ban và bộ phận khác để đưa ra được các giải pháp tốt nhất cho dự án.
  • Kỹ năng trong giao tiếp.

Một số lưu ý để vượt qua vòng phỏng vấn Business Analyst

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Business Analyst, bạn cần lưu ý một số điểm sau để vượt qua vòng phỏng vấn cam go:

  • Hãy tìm hiểu, chuẩn bị trước các câu hỏi có thể được đề cập về vị trí mà bạn đang ứng tuyển
  • Dùng tâm thế bình tĩnh để trả lời các câu hỏi, dù là câu hỏi dễ.
  • Giọng nói rõ ràng, không nên nói quá to vì có thể ảnh hưởng đến nhân viên đang làm việc, bạn chỉ cần nói vừa đủ để nhà tuyển dụng có thể nghe được.
  • Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể để nhà tuyển dụng thấy sự năng động, nhiệt huyết và khả năng làm chủ của bạn.

Tìm việc Business Analyst chất, hợp ở đâu?

Để dễ dàng kết nối và lựa chọn các công việc Business Analyst (BA) chất, chuẩn gu, hãy liên hệ với ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT hàng đầu Việt Nam. 

Bạn có thể tìm thấy mọi công việc tại vị trí BA từ mọi cấp độ fresher, junior đến senior,... với thông tin doanh nghiệp, JD rõ ràng. 2000+ công việc IT đang chờ bạn ứng tuyển cùng sự hỗ trợ đắc lực của các mẫu CV IT chuẩn, gọn, chất cho hành trình tìm việc và phỏng vấn của bạn. 

 

Với các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst intern, junior, senior tham khảo trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thể hiện kỹ năng, kiến thức và cái tâm làm ngành của mình. Đừng bỏ qua bất cứ câu hỏi nào vì 1% bạn bỏ qua có thể xuất hiện trong bất cứ buổi phỏng vấn nào. Chúc bạn phỏng vấn thành công.

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst chuyên nghiệp - mới nhất

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI