Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm | Phân biệt và cách rèn luyện

ITNavi 19 Oct 2023 4895

Trong JD (mô tả công việc), các nhà tuyển dụng thường yêu cầu rõ ràng về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó, các kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn, liên quan đến kỹ thuật, chuyên ngành, trong khi kỹ năng mềm lại thiên về khả năng giao tiếp, teamwork, quản lý thời gian. Dưới đây, ITNavi sẽ chia sẻ với các bạn khái niệm cũng như cách để rèn luyện được hai kỹ năng không thể thiếu này.

Hiểu sâu về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cơ bản có điểm khác biệt ở chỗ kỹ năng cứng thường được học từ trường lớp, sách vở, còn kỹ năng mềm lại được tích luỹ qua quá trình trải nghiệm của bản thân.

Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng (hard skills) hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn, là những kiến thức chuyên ngành, kỹ thuật, thao tác có thể đạt được bằng việc học qua sách báo, khoá học và tài liệu trong công việc. 

Ví dụ:

  • Kỹ năng cứng của lập trình viên Front-end là lập trình PHP, ReactJS, UI&UX, biết cách sử dụng các công cụ chạy code,...
  • Đối với Designer thì kỹ năng cứng là thiết kế, sử dụng thành thạo công cụ thiết kế như AI, Photoshop, chỉnh sửa video cơ bản,...

Danh sách các kỹ năng cứng 

Một số kỹ năng cứng được nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất:

  • Song ngữ hoặc đa ngôn ngữ
  • Quản lý cơ sở dữ liệu
  • Bộ phần mềm Adobe
  • An ninh mạng
  • SEO/SEM Marketing
  • Phân tích thống kê
  • Khai thác dữ liệu
  • Phát triển mobile app
  • Thiết kế UI
  • Quản lý Marketing campaign
  • Ngôn ngữ lập trình (Perl, Python, Java, Ruby,...)

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (soft skills) là các kỹ năng phi chuyên môn, có liên quan đến khả năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian và tương tác xã hội. Kỹ năng mềm có thể đạt được thông qua tích lũy trải nghiệm và kinh nghiệm của cá nhân.

Kỹ năng mềm giống như một yếu tố “mồi” giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả. Và các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên có những kỹ năng mềm nổi trội như lãnh đạo, teamwork, quản lý thời gian, cởi mở giao tiếp, khả năng lắng nghe,...

Danh sách kỹ năng mềm

  • Giao tiếp
  • Lãnh đạo
  • Làm việc nhóm
  • Đàm phán
  • Lập kế hoạch và tổ chức
  • Giải quyết vấn đề
  • Lắng nghe
  • Phản biện
  • Ra quyết định
  • Quản lý thời gian
  • Quản trị rủi ro
  • Quản trị xung đột
  • Sáng tạo
  • Thích ứng, linh hoạt với những sự thay đổi của môi trường, công việc
  • Chú ý đến chi tiết

Vai trò của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong công việc

Bạn nghĩ rằng kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm?

Điều đó đã trở nên không phù hợp trong thời đại này nữa rồi.

  • Vai trò của kỹ năng cứng (Hard Skills):
    • Thực hiện công việc chuyên môn đáp ứng yêu cầu cả ngành nghề, lĩnh vực làm việc.
    • Hoàn thành dự án, campaign, thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật.
  • Vai trò của kỹ năng mềm (Soft Skill):
    • Tương tác xã hội, xây dựng quan hệ, network rộng lớn.
    • Giải quyết vấn đề và xung đột với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng một cách hợp lý, hợp tình.
    • Hỗ trợ thăng tiến công việc lên các vị trí cấp cao.
    • EQ cao giúp bạn có mọi thứ, đặc biệt là sự ngưỡng mộ, tôn trọng tại nơi làm việc.

Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng cứng và kỹ năng mềm bằng cách nào?

Một nghiên cứu từ LinkedIn cho rằng, 57% nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng mềm hơn kỹ năng cứng. Và để đánh giá được kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của ứng viên đến đâu, nhà tuyển dụng thường sử dụng các cách sau:

  • Đánh giá kỹ năng cứng:
    • Thông qua các bài kiểm tra chuyên môn, bài toán thực hành viết code hoặc lên kế hoạch,...
    • Thông qua kinh nghiệm của ứng viên thể hiện trong CV, portfolio, thời gian làm việc thực tế liên quan đến chuyên ngành.
  • Đánh giá kỹ năng mềm:
    • Để ứng viên tự đánh giá kỹ năng mềm của bản thân đến đâu, có thể gợi ý theo thang điểm hoặc mức độ từ trung bình đến xuất sắc.
    • Lắng nghe câu trả lời của ứng viên và để ý đến thái độ, quan điểm của họ khi trả lời câu hỏi phỏng vấn.
    • Đặc ra các tình huống giả định (hoặc có trong thực tế) và yêu cầu ứng viên giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp đó.
    • Đánh giá qua việc tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, từ thiện trong quá trình học tập, làm việc.

Rèn luyện và phát triển kỹ năng như thế nào?

Văn ôn, võ luyện. Dù là kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm, EQ hay IQ thì đều phải kiên trì rèn luyện. Dưới đây là các cách cơ bản để rèn luyện các kỹ năng cứng như lập trình, thiết kế, kỹ thuật,... hãy các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, thuyết trình, quản lý thời gian,...

  • Tự đánh giá kỹ năng của bản thân đang ở đâu, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, trăm kỹ năng cũng có thể chinh phục được.
  • Kiên trì. Kiên trì. Kiên trì. Không ngừng trau dồi, luyện tập kỹ năng mỗi ngày.
  • Xây dựng mục tiêu mỗi ngày. Hãy chia nhỏ các mục tiêu để dễ dàng thực hiện được.
  • Chủ động tìm kiếm và đón nhận những thử thách mới, ví dụ như những task mới hoặc một đầu việc mới.
  • Học hỏi từ kinh nghiệm và trải nghiệm của những người xung quanh.
  • Trải nghiệm nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn, mỗi ngày luyện tập mở rộng tư duy.
  • Hãy tìm cho mình một mentor trong công việc và cả trong cuộc sống bình thường.
  • Xây dựng network và duy trì các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ công việc.
  • Có định hướng, có hành động.
  • Quan tâm đến thể chất và sức khỏe tinh thần của bản thân.

Cách làm nổi bật kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong CV

Trước khi viết CV, bạn hãy liệt kê ít nhất 5 đến 10 kỹ năng cứng và kỹ năng mềm bạn đang sở hữu. Điều quan trọng là hãy chọn những kỹ năng phù hợp nhất với vị trí công tuyển mà bạn ứng tuyển. Điều này có thể chứng minh năng lực của bạn đúng với những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Làm sao để biết được nhà tuyển dụng muốn tôi thể hiện kỹ năng gì?

Rất đơn giản. Bạn hãy đọc kỹ mô tả công việc (JD) và chú ý đến các phần mô tả đầu việc chi tiết, trình độ học vấn, kỹ năng, yêu cầu,...

Khi xác định được một số kỹ năng phù hợp với vị trí công việc, hãy bắt tay vào làm nổi bật nó trong CV hoặc portfolio gửi đến nhà tuyển dụng.

Bạn có thể làm nổi bật các kỹ năng cứng, chuyên môn của mình bằng cách:

  • Thể hiện gãy gọn quá trình đào tạo, kinh nghiệm cá nhân.
  • Tốt nhất hãy có portfolio (bản cứng hoặc bản xem online).
  • Hãy thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn bằng các con số.
  • Gạch đầu dòng những thành tích có thể đo lường được.

Ví dụ:

  • Hợp tác và làm việc thường xuyên với đội ngũ MKT gồm 15 người. Đưa ra các bài thuyết trình tiến độ hàng tháng cho nhóm.
  • Hợp tác thực hiện 30 dự án thiết kế hình ảnh, video cho nội dung truyền thông.
  • 2 năm kinh nghiệm thực tế về ReactJS/ AngularJS/ JavaScript

Còn kỹ năng mềm thì sao? Bạn có thể làm nổi bật chúng bằng cách:

  • Điều chỉnh kỹ năng mềm phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.
  • Hãy liệt kê khoảng 5 - 6 kỹ năng mềm, chú ý viết ngắn gọn nhất có thể.
  • Lựa chọn các kỹ năng có thể linh hoạt khi chuyển đổi nghề nghiệp.
  • Thay thế các từ biểu thị kỹ năng mềm bằng các từ đồng nghĩa, mới hơn, ấn tượng hơn. Ví dụ thay vì nói chăm chỉ, quản lý thời gian tốt,... như 100 CV ngoài kia, chúng ta có thể để trong CV là tận tâm, giỏi sắp xếp công việc cá nhân,...
  • Tuyệt đối không viết trong CV những cụm từ như “đáng yêu” hay “dễ thương”,...

FAQ về kỹ năng cứng, kỹ năng mềm

Tại sao cần lựa chọn kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khác nhau cho mỗi vị trí công việc ứng tuyển?

Bạn hãy thử tưởng tượng đến tình huống bạn sẽ thế nào khi bản thân đang muốn mua một quả táo nhưng người bán hàng lại báo giá quả lê. Thì cách bạn thể hiện kỹ năng của cá nhân trong CV đối với NTD cũng giống như vậy.

Ví dụ khi nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm về ReactJS, PHP,... mà CV của bạn lại nhồi nhét quá nhiều kỹ năng, về lập trình PHP, React, Javascript, về kỹ năng content, xây dựng cộng đồng, về khả năng edit video,... Nó làm nhà tuyển dụng không biết rằng trong số những kỹ năng này, kỹ năng về lập trình có phải là tốt nhất hay không.

Vì vậy, lý do cần chọn các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khác nhau cho mỗi vị trí công việc khác nhau là:

  • Vừa vặn, phù hợp nhất với yêu cầu chuyên môn cũng như những yêu cầu khác của nhà tuyển dụng.
  • NTD có thể dễ dàng sàng lọc kỹ năng tốt nhất của ứng viên.

Tại sao cần kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?

Kỹ năng cứng giống như khung xương, còn kỹ năng mềm thì chính là các thớ cơ, da thịt đắp vào vậy. Một con người không thể sống mà chỉ có kỹ năng chuyên môn mà không có kỹ năng mềm được. Kỹ năng cứng chính là nền tảng cơ bản, vững chắc để phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân. Việc kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm linh hoạt, đơn giản là để bạn có thể thực hiện mục tiêu cá nhân và từng bước phát triển trong sự nghiệp và phát triển về đời sống tinh thần.

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: bên nào quan trọng hơn?

Không thể đánh giá kỹ năng nào quan trọng hơn. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao kỹ năng mềm, thái độ của ứng viên khi họ chưa có quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng một số công việc hoặc vai trò nhất định yêu cầu ứng viên phải có các kỹ năng cứng cụ thể. Vì khi đó nó đảm bảo rằng ứng viên có thể hoàn thành công việc một cách trơn tru, chính xác.

Tuy vậy kỹ năng mềm vẫn rất cần thiết, có thể giúp bạn phát triển và áp dụng các kỹ năng cứng trong công việc một cách hiệu quả.

Các ví dụ về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Một số ví dụ về kỹ năng cứng, kỹ năng mềm mà bạn có thể liệt kê vào CV hoặc lên kế hoạch cải thiện và rèn luyện:

Ví dụ về kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Giao tiếp
  • Sự hợp tác
  • Giải quyết vấn đề
  • Khả năng lãnh đạo
  • Thích nghi
  • EQ

Ví dụ về kỹ năng cứng

  • Thu thập yêu cầu phần mềm
  • Vận hành xe nâng
  • Kỹ năng tiếp thị
  • Phẫu thuật
  • Mô hình tài chính
  • Shelf Stocking
  • Kỹ năng lập trình
  • Phân tích dữ liệu
  • Vận hành, sửa chữa máy móc

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều quan trọng như nhau, không có bên nào hơn hay bên nào kém. Trong thế kỷ 21 này, để thành công và phát triển sự nghiệp nhanh nhất, bạn đừng quên rằng kỹ năng mềm phải thật cứng và kỹ năng cứng phải thật mềm. Cơ hội thành công luôn rộng mở với những người thích ứng tốt, biết thay đổi và học hỏi những kỹ năng mới và rèn luyện chúng thường xuyên.

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm | Phân biệt và cách rèn luyện

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI