Những thông tin đầy đủ chi tiết nhất về Computer Science

ITNavi 18 Jun 2021 13791
Computer Science hay còn gọi là khoa học máy tính hiện đang là một trong những ngành cực “hot” trong giới Developer bởi đây là ngành mang đến mức thu nhập cực kỳ hứa hẹn. Bạn có tò mò Computer Science là gì, những công việc và cơ hội nghề nghiệp khi học xong Computer Science? Vậy còn chờ gì nữa, cùng chúng tôi giải đáp tất cả các thắc mắc về ngành nghề này ngay tại bài viết bên dưới nhé!

Định nghĩa Computer Science là gì?

Computer Science được hiểu nghĩa theo tiếng việt là khoa học máy tính. Đây là một ngành học được nhiều trường đại học đưa vào làm môn học chủ yếu, trong đó nghiên cứu về tất cả những gì liên quan đến cấu trúc máy tính bao gồm cả lý thuyết, cơ sở lý luận thông dụng, tính toán, thông tin, thực hành của hệ thống máy tính, nghiên cứu về môi trường ngoại mạng và môi trường web. Computer Science là gì? Computer Science làm những ngành nghề gì?

Computer Science là gì? Computer Science làm những ngành nghề gì?

Không chỉ vậy, đây còn là ngành học liên quan đến các hệ điều hành hay những bộ xử lý thông tin & dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình cho cả phần cứng và phần mềm. Ngoài ra, xa hơn một chút thì ngành khoa học máy tính còn nghiên cứu cả trí tuệ nhân tạo AI, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin cho máy tính, thiết kế và phát triển ứng dụng,... Có thể hiểu đơn giản, khoa học máy tính - Computer Science là phương thức mà con người tạo ra nhằm mục đích tiếp cận với nền khoa học thực tiễn để giúp tính toán cấu trúc, biểu hiện những thuật toán cơ bản và đưa ra các con số chính xác cho việc nghiên cứu tính khả thi. Computer Science là một ngành có tính rộng lớn, nó bao gồm những ngành nhỏ khác như: lập trình cơ sở dữ liệu, lập trình khoa học, lập trình kinh doanh, lập trình cho internet, lập trình hệ thống, bảo mật và khôi phục, ngành tương tác người - máy, đồ họa máy tính,... Khoa học máy tính được coi là ngành cơ bản, cung cấp nền tảng kiến thức để lấn sau vào các chuyên ngành trên. Bạn đọc tham khảo thêm: SMB là gì? Làm thế nào để ngăn chặn tấn công qua SMB?

Computer Science và IT có giống nhau?

Trên thực tế có rất nhiều người lầm tưởng Computer Science và IT là cùng một ngành hoặc có những sự lẫn lộn giữa hai ngành này. Vậy hai ngành này khác nhau như thế nào, cùng phân biệt Computer Science và IT dựa vào vai trò của từng ngành nhé! Đừng nhầm lẫn giữa Computer Science và IT nhé, đó là hai ngành nghề khác nhau đó

Đừng nhầm lẫn giữa Computer Science và IT nhé, đó là hai ngành nghề khác nhau đó

Vai trò của Computer Science là gì?

Công việc chính của Computer Science là nghiên cứu và khai thác sâu về máy tính, các nhà khoa học sẽ tập trung nhiều vào việc phân tích, giải quyết những vấn đề xoay quanh chương trình máy tính, cụ thể như:
  • Giúp tạo ra các phần mềm để chuyển giao công việc từ con người sang máy tính.
  • Tạo nhiều ứng dụng phù hợp cho máy tính, mobile, thiết kế trang web,... hiệu quả hơn.
  • Tự động hóa và giám sát công việc dựa trên trí tuệ nhân tạo AI.
Tóm lại, với sự hỗ trợ của khoa học máy tính, chúng ta sẽ có được những dây chuyền làm việc tự động, giảm tải các thao tác thủ công, tiết kiệm sức lao động và làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Vai trò IT là gì?

Đối với IT hay ngành công nghệ thông tin sẽ không khai thác sau về công nghệ hay khoa học máy tính mà sẽ sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích công nghệ khác với những thao tác được ấn định. Các sản phẩm của ngành IT sẽ là các hệ điều hành, ứng dụng, phần mềm được tạo ra để phục vụ, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ. Một điểm khác biệt nữa giữa IT và Computer Science là IT không chỉ nghiên cứu tạo ra sản phẩm mà đôi khi còn phải gặp gỡ, tương tác với khách hàng, đồng nghiệp. Đối với những vấn đề cần được giải quyết, IT sẽ là người đưa ra ý kiến giải đáp sao cho giải quyết được vấn đề theo cách khả thi nhất. Bạn đọc tham khảo thêm: Làm thế nào để kiểm tra Default Gateway trên thiết bị của mình

Những vị trí việc làm sau khi học Computer Science

Computer Science là ngành rộng mở do vậy có rất nhiều ngành nghề liên quan đến nó trong đó bao gồm cả ngành liên quan đến IT. Một vài ngành nghề tiêu biểu liên quan đến Computer Science có thể kể đến như:

Kỹ sư phần mềm – Software engineer

Kỹ sư phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng kỹ thuật của quy trình sản xuất phần mềm. Khác với các nhà phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm sẽ khai thác sâu vào khía cạnh kỹ thuật trước khi sản phẩm phần mềm đó được tạo ra. Kỹ sư phần mềm có thể đảm nhiệm được vai trò của một nhà phát triển phần mềm nhưng ngược lại thì chưa chắc có thể.

Phân tích dữ liệu – Data Analytics

Người đảm nhiệm vị trí này sẽ sở hữu nhiều những kỹ năng quan sát, đánh giá kết hợp với tư duy logic và phân tích sâu một dữ liệu nào đó để đưa ra những phán đoán chính xác nhất. Ngoài ra, các nhà phân tích dữ liệu còn phải có khả năng thuyết trình lưu loát để có thể trình bày cho những người có trách nhiệm cao hơn ở tuyến trên. Nhà phân tích dữ liệu sẽ quan sát, đánh giá và phân tích sâu một dữ liệu nào đó

Nhà phân tích dữ liệu sẽ quan sát, đánh giá và phân tích sâu một dữ liệu nào đó

Nhà phát triển App – Applications software developer

Hiện nay hầu hết mỗi người đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh riêng do vậy việc sử dụng các app trực tiếp trên điện thoại được sử dụng nhiều hơn. Cũng chính vì lý do này mà ngành nghề phát triển App này đang là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên đây cũng là ngành yêu cầu tính tư duy sáng tạo vô cùng cao. Theo thống kê đã có hàng trăm hàng ngàn những ứng dụng được ra đời trên store mà không được ai quan tâm nhưng cũng không vì lý do này khiến cho ngành phát triển App bị mai một mà còn ngày càng được nguồn nhân lực trẻ quan tâm nhiều hơn.

Kỹ sư hệ thống – Systems engineer

Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ với các hệ điều hành như Microsoft Windows, Android, IOS hay Linux, những người tạo ra các sản phẩm bất hữu đó không ai khác chính là kỹ sư hệ thống. Những vị kỹ sư hệ thống sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt trong thiết kế và xây dựng toàn bộ hệ thống của một dự án nào đó mà chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối với mạng là có thể sử dụng được ví dụ: máy tính, điện thoại, hệ thống xe hơi tiên tiến,...

Nhà phát triển web – Web developer

Vai trò của một nhà phát triển web chính là sử dụng các mã lập trình, ngôn ngữ lập trình để viết lên những tính năng, thuộc tính của trang web. Nhà phát triển web sẽ phải tích hợp giữa việc lập trình đồ họa, âm thanh, video,… trong một trang web lại với nhau.

Chuyên viên Công nghệ thông tin – IT

Phân tích an ninh thông tin

Vai trò của các nhà phân tích an ninh thông tin tương tự như các nhà bảo an, họ sẽ giám sát và giữ an toàn cho bộ phận mạng lưới mạng. Điều đó có nghĩa là họ phải phân tích an ninh mạng, tìm lỗi và giữ trật tự an ninh mạng khỏi các hacker ăn cắp thông tin hay làm rò rỉ thông tin,... Chính vì vậy mà đây là ngành nghề khá được coi trọng trong các tổ chức lớn, có nhu cầu bảo mật thông tin cao như ngân hàng, chính phủ,... Phân tích an ninh thông tin là ngành nghề khá được coi trọng trong các tổ chức lớn

Phân tích an ninh thông tin là ngành nghề khá được coi trọng trong các tổ chức lớn

Kỹ sư kiến trúc

Công việc chính của kỹ sư kiến trúc trong Khoa học máy tính khác xa các kỹ sư kiến trúc trong ngành xây dựng. Vai trò của các vị kỹ sư này là thiết kế và xây dựng dữ liệu trên mạng truyền thông. Các mạng truyền thông điển hình có thể kể đến như mạng truyền thông WAN (diện rộng), LAN (cục bộ), nội bộ…

Quản trị hệ thống

Người đảm nhiệm vị trí quản trị hệ thống có nhiệm vụ quản lý, bảo trì và chăm sóc chất lượng hoạt động của hệ thống mạng (WAN, LAN,...) của tổ chức/doanh nghiệp. Trên đây là rất nhiều những ngành nghề có vai trò quan trọng trong tổ chức/doanh nghiệp tuy nhiên nó chỉ là một góc nhỏ liên quan đến ngành Computer Science mà thôi. Trên đây là những kiến thức chia sẻ về ngành Computer Science - Khoa học máy tính. Qua bài viết hy vọng các bạn đã hiểu hơn về Computer Science là gì. Đây là một ngành rộng mở với cơ hội nghề nghiệp lớn vậy nên nếu bạn nào có niềm yêu thích với công nghệ hãy thử sức nhé, chúc các bạn sớm thành công!
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Những thông tin đầy đủ chi tiết nhất về Computer Science

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI