Bạn đã hiểu rõ 4 giai đoạn kiểm thử phần mềm? - ITNavi

ITNavi 15 Aug 2022 14730

Tất cả các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm đều phải trải qua quá trình kiểm thử nghiêm ngặt. Không phải chỉ test 1 lần, phần mềm sẽ phải trải qua 4 giai đoạn kiểm thử (Testing Levels) để đánh giá mức độ hoàn thành theo yêu cầu của khách hàng. Các giai đoạn kiểm thử phần mềm là gì? Cùng ITNavi tìm hiểu nay tại bài viết dưới đây!

các giai đoạn kiểm thử phần mềm - ảnh 1

Các giai đoạn kiểm thử phần mềm mà tester bắt buộc cần nắm là gì?

 

Có 4 giai đoạn kiểm thử phần mềm: Unit testing (Kiểm thử đơn vị), Integration Testing (Kiểm thử tích hợp), System Testing (Kiểm thử hệ thống), Acceptance Testing (Kiểm thử chấp nhận).

1. Unit testing (Kiểm thử đơn vị)

 

Unit testing là quá trình kiểm thử từng module nhỏ trong hệ thống nhằm mục đích xác nhận mỗi thành phần của phần mềm đều thực hiện đúng với thiết kế. Trong đó, các module đơn lẻ chủ yếu được test là: Hàm (Function), Lớp (Class) và Phương thức (Method).

Unit Testing được coi là loại kiểm thử đầu tiên được thực hiện trên một ứng dụng. Các lỗi (bug) được tìm thấy trong giai đoạn này sẽ dễ dàng sửa chữa (fix) cũng như không làm phát sinh chi phí cho dự án. Ưu điểm hơn, bug được fix ngay sau khi được tìm ra mà không cần lưu lại và quản lý như các giai đoạn kiểm thử khác.

Người thực hiện kiểm thử đơn vị phần lớn là developers hoặc tester có kinh nghiệm về lập trình. Developers tiến hành code, phát triển các chức năng đơn lẻ và tiến hành kiểm tra lại nhằm đảm bảo lập trình hoạt động được trước khi sang giai đoạn khác. Phương pháp kiểm thử được lập trình viên sử dụng trong giai đoạn này là White box testing (Kiểm thử hộp trắng).

 

các giai đoạn kiểm thử phần mềm - ảnh 2

Kiểm thử đơn vị là giai đoạn đầu của quá trình kiểm thử phần mềm.

 

2. Integration Testing (Kiểm thử tích hợp)

 

Integration Testing là hoạt động kiểm thử một nhóm các module riêng lẻ được tích hợp logic lại với nhau. Mỗi dự án phần mềm bao gồm nhiều module được code bởi nhiều developers khác nhau, vì vậy kiểm thử tích hợp tập trung vào kiểm tra việc truyền dữ liệu giữa các module. 

Có 4 cách tiếp cận được sử dụng trong giai đoạn Integration Testing:

  • Big Bang: Tất cả module sẽ được tích hợp cùng một lúc rồi mới tiến hành kiểm thử. Cách tiếp cận này được thực hiện khi tester nhận được toàn bộ module của sản phẩm.
  • Top Down: Kiểm thử diễn ra từ trên xuống theo luồng điều khiển của hệ thống. Các đơn vị cao nhất được kiểm tra trước còn các đơn vị cấp thấp hơn được kiểm tra sau.
  • Bottom up: Ngược lại với Top Down, các đơn vị cấp thấp sẽ được kiểm tra trước rồi mới chuyển sang cấp đơn vị cao hơn.
  • Sandwich/Hybrid: Cách tiếp cận này là sự kết hợp của hai phương pháp Top Down và Bottom Up. Ở đây, kiểm thử diễn ra khi các module cấp cao được tích hợp xen kẽ với module cấp thấp.

 

các giai đoạn kiểm thử phần mềm - ảnh 3

Integration Testing là hoạt động kiểm thử một nhóm các module riêng lẻ được tích hợp logic lại với nhau.

 

3. System Testing (Kiểm thử hệ thống)

 

System Testing là giai đoạn kiểm thử một hệ thống đã được tích hợp hoàn chỉnh nhằm xác minh hệ thống có tuân thủ đúng với đặc tả yêu cầu hay không. 

System Testing thuộc loại kiểm thử hộp đen vì vậy quá trình test sẽ tập trung nhiều hơn vào các chức năng của toàn bộ hệ thống. Ngoài việc kiểm tra chức năng, các tester sẽ kiểm tra giao diện, các hành vi của hệ thống liên quan đến các hoạt động bên ngoài của phần mềm từ quan điểm của người sử dụng.

Thông thường, sản phẩm phần mềm chỉ được test trên một môi trường demo, nhưng system test đảm bảo cho hệ thống vận hành trên nhiều môi trường khác nhau. Sau khi hoàn thành quá trình test tích hợp, các tester cần phải kiểm tra thêm về độ tương thích và tương tác với các thiết bị ngoại vi bên ngoài của ứng dụng để kiểm tra tính khả dụng của sản phẩm.

 

4. Acceptance Testing (Kiểm thử chấp nhận)

Kiểm thử chấp nhận giống như kiểm thử hệ thống nhưng thường được khách hàng thực hiện test. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hệ thống đã tuân thủ đúng với yêu cầu của khách hàng chưa và có thể chấp nhận hay không chấp nhận bàn giao sản phẩm.Acceptance Testingđược chia làm hai loại: Alpha testing và Beta testing.

 

các giai đoạn kiểm thử phần mềm - ảnh 4

Kiểm thử chấp nhận giống như kiểm thử hệ thống nhưng thường được khách hàng thực hiện test.

 

a. Alpha Testing

 

Alpha Testing là kiểm thử hoạt động của chức năng khi đưa vào thực tế hoặc môi trường giả lập. Người thực hiện sẽ do người dùng/khách hàng tiềm năng hoặc một nhóm test độc lập thực hiện tại nơi sản xuất phần mềm. Alpha testing thường dùng cho phần mềm có sẵn bán trên thị trường như: MS office, window, chương trình diệt virus… Alpha Testing là một hình thức kiểm thử chấp nhận nội bộ, trước khi phần mềm được tiến hành kiểm thử beta.

 

b. Beta Testing

Beta Testing được thực hiện sau Alpha Testing. Các phiên bản của phần mềm được biết như là các phiên bản beta .Chúng được phát hành tới một số lượng giới hạn khán giả bên ngoài nhóm sản xuất phần mềm. Sản phẩm được phát hành đến một số nhóm người để test nhiều hơn nữa có thể chắc chắn rằng sản phẩm có một số bug. Thỉnh thoảng, các phiên bản beta được phát hành rộng rãi để tăng phạm vi phản hồi từ một lượng người sử dụng tương lai lớn nhất.

 

Kết luận

Bất kỳ một sản phẩm phần mềm nào cũng phải trải qua các giai đoạn kiểm thử trên vì vậy các tester cần phải lưu ý và test theo trình tự. Việc tuân thủ đủ 4 giai đoạn test sẽ giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất, tránh lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. ITNavi hi vọng các tester sẽ nắm được thông tin hữu ích để phục vụ quá trình test được tối ưu hơn.

Mở rộng ngay cơ hội việc làm Tester tại ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT với hơn 1000++ jobs cập nhật mỗi ngày.

 

Xem thêm:

1000 việc làm IT tại Nền tảng kết nối việc làm ITNavi

Thông tin về Unit Testing cho người mới bắt đầu

Integration Testing là gì? Các bước làm việc trong kiểm thử

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Bạn đã hiểu rõ 4 giai đoạn kiểm thử phần mềm? - ITNavi

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI