Tổng hợp những loại mã nguồn phổ biến nhất hiện nay
Source code là gì mà lại quan trọng trong lập trình website như vậy? Một trang web được cấu thành bởi 3 thành phần gồm hosting, domain và Source code. Source code không đơn giản chỉ là một dòng lệnh mà nó còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trang web, điển hình là trong SEO. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là tất cả những thông tin về Source code mà bạn cần tìm hiểu. Để biết rõ hơn về Source code, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Source Code là gì? Có những loại mã nguồn nào?
Source code là gì?
Source code được hiểu là mã nguồn, là một phần cơ bản của chương trình máy tính được thiết lập ra bởi các lập trình viên bằng cách sử dụng một ngôn ngữ lập trình nhất định (C/C++, Java, PHP, Ruby, Solidity,..). Các dòng lệnh này được hiển thị dưới dạng văn bản, Source code chính là sự tập hợp của nhiều dòng lệnh để tạo ra một thao tác mà người dùng thực hiện được trên trang web. Có thể hiểu đơn giản, Source code chính là tập hợp những dòng lệnh để tạo ra một trang web thân thiện, khách hàng có thể tương tác một cách dễ dàng và đặc biệt là mang đến trải nghiệm tuyệt vời khi người dùng truy cập vào website. Ví dụ khi người dùng truy cập vào trang web và click vào nút search trên trang, lúc này các dòng lệnh sẽ khởi động, thực thi hành động và trả về các kết quả như đã lập trình trước đó. Lưu ý: với những ngôn ngữ lập trình Script như JavaScript thì thuật ngữ này không được áp dụng do chúng chỉ có một dạng mã nhất định.Vai trò của Source code trong lập trình website
Với thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều sở hữu cho mình ít nhất một địa chỉ trang web. Những trang web này cũng có thể coi là bộ mặt của doanh nghiệp, tổ chức vậy do đó việc đầu tư vào website là khá lớn. Đó cũng chính là lý do tại sao Source code lại ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong lập trình website. Một trang web sẽ không có giá trị nếu thiếu đi sự tương tác với người dùng. Người dùng truy cập vào trang web và thực hiện rất nhiều các thao tác khác nhau tương ứng với nhiều câu lệnh khác nhau. Nhằm phục vụ cho các nhu cầu như xem tin tức, đọc profile, order,.. cần những thao tác đơn giản như kéo thuột, rê chuột, nháy đúp cho đến những thao tác phức tạp như thêm vào giỏ hàng, điền thông tin, tìm kiếm, download,...Mã nguồn tạo nên sự tương tác giữa người dùng và trang web
Để thực hiện được tất cả những thao tác trên thì cần sử dụng đến Source code. Để xây dựng nên một trang web càng đồ sộ, độc đáo thì đòi hỏi trình độ của lập trình viên phải dày dạn kinh nghiệm và có tính sáng tạo cao. Ngoài tập trung vào phát triển các tính năng của trang web, những thiết kế UX/UI có chuẩn hay không cũng đều phụ thuộc vào chất lượng của mã nguồn.Sự khác nhau giữa các loại Source code là gì?
Hai loại mã nguồn bạn cần biết đó là mã nguồn đóng và mã nguồn mở. Về bản chất, đây là hai loại mã nguồn hoàn toàn khác nhau, cùng so sánh sự khác nhau giữa hai loại mã nguồn này nhé.Khái niệm
- Mã nguồn mở: là loại mã nguồn mà các tổ chức phần mềm chia sẻ công khai trên mạng và có thể tải xuống một cách dễ dàng mà không cần mất phí. Khi tải mã nguồn này về, chắc chắn người dùng có thể chỉnh sửa sao cho phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng.
- Mã nguồn đóng (mã nguồn bản quyền): là mã nguồn được tạo ra bởi các lập trình viên với các chức năng trên website đã được hoàn thiện và tích hợp sẵn, mỗi đơn vị đều sở hữu một bộ mã nguồn khác nhau dành riêng cho quá trình thiết kế. Đây là những mã nguồn cần có tài khoản để truy cập và sử dụng.
Tính bảo mật
- Mã nguồn mở: được phát triển bởi cộng đồng lớn các coder hay developer và có hàng ngàn người sử dụng chúng. Mặc dù sẽ có những sự kiểm duyệt của chính đơn vị phát hành để đảm bảo tính bảo mật nhưng chúng lại khó có thể bảo mật một cách tuyệt đối. Các hacker vẫn có thể truy cập và đánh cắp thông tin của bạn bởi chúng cũng có thể nhìn thấy được mã nguồn đó.
- Mã nguồn đóng: được thiết kế theo từng nhu cầu cũng như mục đích sử dụng cụ thể và không có dấu hiệu dư thừa tính năng trên trang web và tất nhiên sẽ có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn đóng sẽ được các chuyên viên lập trình nắm giữ do đó hạn chế được khá nhiều sự tấn công của hacker.
Chi phí
- Mã nguồn mở: các chức năng cơ bản của mã nguồn mở đều miễn phí, tuy nhiên muốn có một giao diện thân thiện, người dùng dễ dàng thực hiện thì cần phải trả thêm chi phí sử dụng, mỗi một tính năng sẽ có chi phí khác nhau. Tuy nhiên các bạn nên cảnh giác khi sử dụng, mã nguồn miễn phí cũng giống như quả bom nổ chậm, vì tính bảo mật không cao nên người dùng có nguy cơ mất thông tin bất cứ lúc nào.
- Mã nguồn đóng: đối với loại mã nguồn này, chi phí sẽ cao hơn mã nguồn mở, nhất là chi phí ban đầu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu người dùng muốn thay đổi, thêm tính năng mới sẽ có mức phụ phí thấp hơn, bởi đội ngũ nhân viên khi đó đã nắm rõ được những thông tin về bộ mã nguồn rồi nên việc điều chỉnh cũng không gặp nhiều khó khăn.
Mã nguồn đóng có chi phí đắt hơn nhưng tính bảo mật cao hơn mã nguồn mở
Nâng cấp
- Mã nguồn mở: nếu bạn đã bỏ ra một khoản phí để nâng cấp trang web của mình, bạn sẽ được điều chỉnh và nâng cấp theo đúng yêu cầu trong thời gian sớm nhất, không cần mất quá nhiều thời gian.
- Mã nguồn đóng: mặc dù bạn có thể chủ động trong nâng cấp và chỉnh sửa theo ý mình, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc của nhà phát triển.
Hỗ trợ
- Mã nguồn mở: do là bản miễn phí nên các vấn đề về hỗ trợ sẽ gặp khó khăn hơn. Do vậy mà người dùng thường phải tự tìm cách giải quyết, cũng có thể là thuê đơn vị khác để hỗ trợ.
- Mã nguồn đóng: khi sử dụng bộ mã nguồn này, các nhà phát triển sẽ có trách nhiệm hỗ trợ ngay cả khi bạn đã nắm rõ từng chi tiết về mã nguồn của họ.
Một số loại mã nguồn mở được sử dụng phổ biến hiện nay
Mặc dù tính bảo mật không được tốt như mã nguồn đóng tuy nhiên khi xây dựng trang web người ta thường sử dụng mã nguồn mở nhiều hơn. Sau đây là một số loại mã nguồn mở được dùng phổ biến:- Wordpress: mã nguồn mở này dễ cài đặt và sử dụng đối với cả những người không biết gì về code. Wordpress có một kho giao diện và plugin miễn phí giúp nó trở nên linh động hơn các mã nguồn mở khác. Một điểm mạnh nữa của loại mã nguồn này chính là nền tảng hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay.
Wordpress là loại mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
- Joomla: có giao diện đơn giản, dễ dùng và một kho ứng dụng khổng lồ với hầu hết là miễn phí giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn để mở rộng tính năng của trang web.
- Drupal: mã nguồn này giúp tiết kiệm tài nguyên của hệ thống và nâng cao hiệu suất hoạt động của website. Tạo điều kiện để các lập trình viên có thể mở rộng chức năng web. Người dùng có thể quản lý và điều khiển nhiều trang web cùng lúc dễ dàng.
- WooCommerce, OpenCart, Magento: đây là 3 Source code được sử dụng phổ biến cho các trang web thương mại điện tử vì chúng có cả chức năng như thanh toán, thêm/xóa đơn hàng, phí vận chuyển,... Trong đó WooCommerce còn là một plugin có thể cài đặt trong Wordpress. Do vậy nếu bạn muốn sử dụng nền tảng Wordpress và muốn thêm chức năng bán hàng, chỉ cần cài đặt thêm plugin này.