EVP là gì? Cách xây dựng EVP để thu hút ứng viên IT

ITNavi 10 Oct 2023 1361

Để thu hút được các ứng viên IT tiềm năng, doanh nghiệp cần có EVP rõ ràng, cụ thể, tạo sự khác biệt và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, đồng thời biết cách xây dựng EVP cho doanh nghiệp, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của ITNavi.

EVP là gì?

EVP hay Employee Value Proposition là khái niệm được dùng trong Employer Branding (Thương hiệu tuyển dụng). Cách hiểu cơ bản EVP là định vị giá trị nhân viên.

Trong tuyển dụng, EVP được sử dụng để chỉ những đặc trưng của doanh nghiệp có thể dùng để thu hút người lao động. EVP có thể bao gồm:

  • Lương thưởng, đãi ngộ, chương trình đào tạo, phát triển nhân viên...
  • Môi trường làm việc, tính gắn kết, cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp, cấp trên, văn hóa....

Vì sao EVP quan trọng khi thu hút ứng viên IT?

EVP tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận ứng viên tiềm năng do khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường nào động. Ngoài ra, EVP tốt còn giúp xây dựng vị trí của doanh nghiệp trong lòng ứng viên.

Tiếp cận ứng viên tiềm năng

Mỗi doanh nghiệp sẽ có EVP khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, giá trị cốt lõi cũng như văn hóa công ty để xây dựng. Ví dụ,  với công ty Outsourcing thì ứng viên có thể được thực hiện nhiều dự án, có cơ hội làm việc onsite tại nước ngoài. Với công ty Product, ứng viên có thể làm việc trong môi trường ổn định cao, có cơ hội thăng tiến, quản lý sản phẩm... 

Vậy nên HR cần hiểu rõ về doanh nghiệp của mình và khai thác để đưa ra EVP mạnh mẽ, đúng insight của các ứng viên IT cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Từ đó sẽ tiếp cận được đúng ứng viên tài năng cho tổ chức.

Giảm cạnh tranh về lương

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, lương là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến sự gắn bó của nhân viên. Có rất nhiều ứng viên chấp nhận làm việc tại công ty có mức lương thấp hơn nhưng thời gian linh động, thoải mái, có nhiều đãi ngộ phi tài chính khác như: Không giới hạn ngày phép, check in lúc 9h sáng,.....

Tiếp cận ứng viên bị động

Nếu xây dựng và quảng bá được chính sách EVP của công ty rộng rãi thì sẽ thu hút được sự quan tâm của các ứng viên bị động. Đây chính là cách giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí trong tuyển dụng.

Có nhiều ứng viên không có nhu cầu chuyển việc ở thời điểm hiện tại nhưng khi thấy một công ty có EVP phù hợp với bản thân ở thời điểm đó, có thể họ sẽ cân nhắc và tìm đến nhà tuyển dụng. 

Ví dụ nhân viên A đang làm việc bình thường ở một công ty nhưng vô tình đọc được tin tuyển dụng với đãi ngộ là làm việc 7h/ngày, từ 9h-17h và nghỉ full cuối tuần, rất có thể A sẽ cân nhắc và chuyển việc. Lý do là bởi A ở cách công ty hiện tại 25km và việc làm từ 8h - 17h30 cùng sáng T7 khiến A vô cùng mệt mỏi.

Truyền cảm hứng cho nhân viên

Quá trình xây dựng EVP không chỉ thu hút ứng viên tài năng mà còn là cơ hội để lắng nghe nhân viên hiện tại, thấu hiểu những mong muốn, kỳ vọng của  họ và xây dựng EVP phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp lãnh đạo, quản lý gần gũi hơn với nhân viên, xây dựng được niềm tin cũng như sự cam kết vững chắc.

Các yếu tố cấu thành EVP

Nhiều nhà quản trị nhân sự thường  định vị giá trị nhân viên dựa trên mức lương mà họ nhận được. Tuy nhiên, một EVP tốt đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau ngoài lương.

Thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút cũng như giữ chân nhân viên. Vậy nên việc tạo một quy chế lương thưởng hấp dẫn, công bằng là rất cần thiết để tăng sự hài lòng cũng như sự cam kết của  nhân viên, đồng thời thu hút ứng viên IT.

Phúc lợi

Phúc lợi chính là thứ giúp nhân viên an tâm, tạo sự ổn định để giúp nhân viên có thể làm việc và cống hiến hết mình. Phúc lợi có thể bao gồm:

  • Chế độ phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật như: Bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, chế độ thai sản, trợ cấp đau ốm, thương vong....
  • Ngoài ra, EVP cũng nên có các phúc lợi bổ sung để nâng cao đời sống nhân viên như: Chế độ đào tạo, bảo hiểm cao cấp cho bản thân, gia đình, du lịch, nghỉ dưỡng, phụ cấp đi lại, ăn trưa, nhà ở....

Phát triển sự nghiệp

Xây dựng EVP không thể thiếu việc cung cấp các cơ hội phát triển sự nghiệp của nhân viên. Điều này có thể kể đến như: Chương trình đào tạo, tư vấn 1:1 về chuyên môn, đánh giá hiệu suất để thúc đẩy sự phát triển trong sự nghiệp...

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc tích cực giúp nhân viên gắn bó lâu hơn và làm việc hiệu quả hơn. Công ty hãy tạo ra một môi trường làm việc năng động, môi trường mở để nhân viên có thể chia sẻ ý kiến, có cơ hội sáng tạo và phát triển.

Văn hóa doanh nghiệp

Đây là tập hợp các giá trị tinh thần của công ty, thể hiện được sự tôn trọng, sự công bằng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Văn hóa doanh nghiệp cũng khuyến khích sự đoàn kết giữa cá nhân và các phòng ban, tăng sự hài lòng và gắn bó của nhân sự trong tổ chức.

Các bước xây dựng EVP hiệu quả giúp thu hút ứng viên IT

Liệt kê đãi ngộ hiện tại của doanh nghiệp

Trước khi xây dựng EVP bạn cần đánh giá lại một lượt các đãi ngộ mà doanh nghiệp mình đang áp dụng. Đơn giản nhất, chính bạn hãy tự hỏi "Vì sao mình quyết định làm việc cho công ty?" Câu trả lời của bạn chắc chắn cũng là câu trả lời của hầu hết nhân viên.

Sau đó, bạn hãy đưa các lợi ích vào 2 cột: hữu  hình và vô hình. Khi đã có list danh sách rồi bạn hãy suy nghĩ xem những lợi ích này có thực sự đáp ứng được nhu cầu của ứng viên IT tiềm năng trong thời điểm hiện tại không.

Nghiên cứu nhu cầu ứng viên

Làm một vài khảo sát, nghiên cứu bạn sẽ hiểu rõ hơn ứng viên của mình, biết họ cần gì và mong muốn gì để có những cách tiếp cận, thu hút phù hợp nhất. Cách đơn giản nhất là bạn hãy phân tích dữ liệu đang sẵn có trên hệ thống lưu trữ thông tin hoặc có thể phỏng vấn một vài nhân viên ở công ty hiện tại.

Một số câu hỏi giúp bạn hiểu rõ hơn ứng viên của mình bao gồm:

  • Bạn đánh giá mức độ hài lòng khi làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu trên thang điểm 10?
  • Những đãi ngộ nào bạn cảm thấy giá trị nhất khi nhận được tại công ty?
  • Những chế độ mà bạn nhận được có đáp ứng kỳ vọng của bạn không?
  • Nếu được, bạn có giới thiệu bạn bè của mình làm việc tại công ty không?
  • ………

Khi đã có kết quả, bạn hãy phân tích bằng cách chia chúng theo từng nhóm khác nhau: Sale IT, Kỹ thuật, Hành chính nhân sự, Marketing.... Từ đó bạn sẽ tìm ra nhu cầu chung của nhóm này và nên đề cập nó ở JD tuyển dụng các vị trí tương tự.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên nghiên cứu EVP của đối thủ cạnh tranh để từ đó tạo ra sự khác biệt, biến công ty của bạn thành nơi làm việc lý tưởng mà ai cũng ao ước được trở thành nhân viên.

Trao đổi với lãnh đạo, quản lý

Khi đã có những thông tin cần thiết, bạn hãy ngồi lại cùng quản lý và xin tham vấn thêm từ họ. Đó có thể là giám đốc nhân sự, giám đốc công ty hay những cổ đông lớn. Khi đã trao đổi, trò chuyện với họ bạn sẽ dễ dàng ra được quyết định chế độ phúc lợi nào là quan trọng nhất và nên đưa vào EVP.

Ngoài ra bạn cũng nên gặp gỡ, trò chuyện với quản lý cấp thấp để có thể xác nhận lại những chế độ đãi ngộ mà mình đã tìm hiểu ở bước số 2.

Xây dựng EVP

Từ những thông tin thu thập được ở 3 bước trên, bạn hãy tạo ra EVP cho chính công ty mình và thêm nó vào trong các bản mô tả công việc để thu hút ứng viên IT.

Một số EVP sẽ rất nổi bật với các ứng viên IT đó là:

  • Có thể làm hybrid, remote, thời gian làm việc full lương.
  • Bảo hiểm xã hội đóng full lương.
  • Bảo hiểm sức khỏe cao cấp cho gia đình.
  • Cơ hội đi làm việc tại nước ngoài (Hàn, Nhật).
  • Không giới hạn ngày nghỉ phép cho nhân viên.

Áp dụng EVP trong thực tiễn

Sau khi hoàn thành việc xây dựng EVP thì bạn cần công bố, truyền thông để ứng viên tiềm năng có thể biết đến cũng như để nhân sự hiện tại đang làm việc có thể biết và hơn.

EVP cần đưa vào thông tin tuyển dụng trên website, các mạng xã hội, trong ấn phẩm marketing của doanh nghiệp.

Đánh giá và điều chỉnh

Sau quá trình ban hành, bạn cần đánh giá xem nó có thực sự phù hợp với doanh nghiệp không, có đáp ứng được nhu cầu của ứng viên không. Trước hết hãy khảo sát nội bộ định kỳ để đánh giá, đo lường hiệu quả, từ đó xem xét và điều chỉnh để có 1 EVP tốt nhất, phù hợp nhất.

Một vài thách thức khi xây dựng EVP cho doanh nghiệp

  • Có năng lực về Marketing

Làm nhân sự cũng như làm Marketing, cần hiểu ứng viên, biết cách truyền thông để định vị thương hiệu. Tuy nhiên các bạn làm nhân sự có thể không thực sự có chuyên môn về lĩnh vực này và gây ra một số thách thức.

Cách tốt nhất là hãy cùng kết hợp với bộ phận Marketing để cùng nhau thực hiện truyền thông, định vị thương hiệu. Có như vậy thì bạn mới có thể mang EVP tiếp cận đến đúng các ứng viên tiềm năng.

  • Thiếu sự tham gia của các bộ phận

Thiếu sự hợp tác từ các bộ phận, phòng ban hay chính các nhân viên trong công ty sẽ làm giảm đi sự hiệu quả, thành công khi xây dựng EVP. Do đó, khi có ý định làm EVP thì cần gắn kết các bên liên quan, sau đó mới có thể đưa ra mục tiêu cũng như kế hoạch phát triển.

  • Bị chi phối bởi nhân viên hiện tại

Nếu nhân viên hiện tại ở công ty không hiểu, không rõ về EVP thì sẽ làm giảm hiệu quả của nó. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung ghi nhận, đáp ứng nhu cầu của nhân viên trong tổ chức thì có thể khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh. Vậy nên  hãy có những phân tích đa chiều, có những phản hồi cả từ bên trong và bên ngoài để được hoàn thiện.

  • Thiếu nghiên cứu

Nhiều công ty chỉ làm những gì mình tự cho là đúng mà thiếu các nghiên cứu cần thiết, đặc biệt là thị trường, insight ứng viên, đối thủ cạnh tranh.... Nếu không có kết quả từ nghiên cứu bạn có thể đưa ra EVP sai lệch, không phù hợp với mong muốn ứng viên IT.

EVP rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp đang muốn thu hút ứng viên IT. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu, phân tích thật kỹ để đưa ra EVP tốt nhất cho tổ chức, từ đó tăng cạnh tranh trên thị trường lao động, tuyển dụng được đội ngũ nhân viên tài năng.

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: EVP là gì? Cách xây dựng EVP để thu hút ứng viên IT

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI