Lập trình web là gì? Quá trình học lập trình web bắt đầu từ đâu?

ITNavi 14 Dec 2022 2136

Lập trình web là một trong những xu hướng nghề nghiệp được quan tâm nhất hiện nay. Nếu chủ động tìm hiểu và chuẩn bị, cơ hội có công việc như ý sẽ càng cao hơn.Bài viết được chia sẻ dưới đây của ITNavi sẽ giúp bạn định hướng tốt nhất. Bạn hiểu về nghề và tự lên lộ trình học tập phù hợp cho bản thân.

Lập trình web là gì?

Nhiệm vụ của lập trình web hướng đến hai bộ phận chính là Front – end và Back – end. Mỗi mảng này có nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn song hành để tạo ra dự án hoàn chỉnh.

Lập trình web gồm hai mảng chính có thể theo đuổi

- Front – end: Gồm design và dạng ngôn ngữ hiển thị HTML hoặc CSS. Nói một cách dễ hiểu hơn, tất cả những gì người dùng nhìn thấy khi truy cập trang chính là nhiệm vụ của Front – end.

- Back – end: Nếu ví Front – end là vỏ bọc website, khi đó Back – end là hạt nhân. Mảng này bao gồm server và các cấu trúc database. Nhiệm vụ chính hướng đến là tạo nên web, đảm bảo hoạt động, giải quyết yêu cầu, phục vụ trải nghiệm cho người dùng.

Sau khi học tìm hiểu lập trình web, mỗi người chọn cho mình hướng đi chuyên sâu. Đó có thể là chuyên về Front – end hoặc Back – end. Khi đã đủ kinh nghiệm, bạn sẽ đảm nhiệm Full – stack.

Quá trình học lập trình web nên bắt đầu từ đâu?

Quá trình học lập trình web không thể đốt cháy giai đoạn. Để ứng dụng vào trong thực tế công việc là cả một khoảng thời gian rèn luyện không ngừng nghỉ. Thế nhưng, nếu tuân thủ theo kế hoạch khoa học, bạn sẽ thấy sự am hiểu của mình tăng lên nhanh hơn.

Nghiên cứu trên Google

Trong giai đoạn mới tiếp cận lập trình web chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra. Đứng trước các vấn đề, thắc mắc, bạn hãy nghĩ đến việc search Google. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất để có câu trả lời.

Với một cụm từ khóa tìm kiếm sẽ có nhiều bài viết, nguồn tham khảo khác nhau. Từ đó, bạn có góc nhìn tổng quan, hiểu rõ mấu chốt vấn đề. Tuy nhiên, số lượng thông tin khổng lồ có thể khiến nhiều người hoang mang.

Do đó, hãy ưu tiên làm rõ trọng tâm câu hỏi của mình trước. Theo thời gian, vốn kiến thức tích lũy được sẽ tăng dần lên.

Chọn ngôn ngữ lập trình muốn theo đuổi

Để lập trình web, bạn có thể ứng dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Hãy tìm hiểu tổng quan về từng loại và chọn ra thứ phù hợp với định hướng theo đuổi. Dưới đây là gợi ý ưu tiên hàng đầu cho người mới.

PHP

Cho đến hiện tại, các lập trình viên Facebook vẫn đang ưu tiên sử dụng PHP cho nền tảng của họ. Ngôn ngữ cũng được dùng cho WordPress – nền tảng Blog lớn nhất thế giới. Các trang thương mại điện tử ưu tiên xây dựng bằng PHP.

Khi học lập trình, bạn có thể bắt đầu từ ngôn ngữ PHP

Về khái niệm, PHP là mã nguồn mở, miễn phí. Mục đích thiết kế để phát triển ứng dụng web một cách tiết kiệm nhất. Ưu điểm như:

- PHP đã có lịch sử phát triển lâu dài.

- Cộng đồng tích cực.

- Hệ sinh thái phong phú.

- Công cụ đạt đến mức độ phát triển hoàn thiện cao.

Trong lĩnh vực lập trình web, PHP luôn là một trong những sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng ưu tiên ứng viên có kỹ năng này.

Java

Java là ngôn ngữ dễ đọc, mạnh mẽ, linh hoạt cùng một cộng đồng vững chắc. Ngôn ngữ lập trình này được xếp thứ 3 về mức độ phổ biến trên toàn thế giới. .

Java được ứng dụng nhiều trong lập trình app di động trên nền tảng Android. Thế nhưng, không phải ai cũng biết công cụ này cũng rất phổ biến trong lĩnh vực IoT, trí tuệ nhân tạo.

Những người mới học lập trình web thường lo ngại các tính chất tối tân của Java khó có thể tiếp cận. Thế nhưng, tính chặt chẽ của ngôn ngữ này giúp bạn học theo cách hiểu sâu, tư duy logic hơn.

Python

Đây là ngôn ngữ lập trình phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum. Python cũng luôn nằm trong danh sách có khả năng phổ biến cao, dễ tiếp cận.

Python cũng là ngôn ngữ nên được tiếp cận khi theo đuổi ngành IT

Về định nghĩa, Python là ngôn ngữ sử dụng mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí. Theo đó, lập trình viên có thể tạo ra một số lượng code lớn, dễ đọc chỉ trong một thời gian ngắn.

Mặt khác, đây cũng là một dạng mang tính dynamic, hỗ trợ hướng đối tượng và có phong cách lập trình chức năng. Nhờ tính mềm dẻo, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao, sử dụng rộng rãi hiện nay.

C và C++

Nếu còn là sinh viên, bạn chắc hẳn đã khá quen thuộc với C và C++. Hai ngôn ngữ này được mệnh danh là nền tảng của khoa học máy tính và lập trình. Tuy nhiên, mọi người thường đánh giá rằng khá khó để học.

Thế nhưng, khi đã hiểu C và C++, bạn sẽ nắm bắt ngôn ngữ khác một cách nhanh chóng hơn. Bởi vì, hầu hết các loại khác đều phát triển từ một hoặc một vài khái niệm của C/C++.

Học các thuật ngữ

Trong khi lập trình web, bạn chắc chắn sẽ phải dùng ngôn ngữ chuyên ngành để trao đổi với đồng nghiệp. Thuật ngữ cũng được sử dụng nhiều trong tài liệu.

Do đó, việc nắm vững ngôn từ chuyên ngành là rất cần thiết. Hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu ngữ nghĩa của code, source code, release, bug,…

Học cấu trúc web

Để lập trình web, bạn chắc chắn cần phải hiểu về cấu trúc. Yếu tố này được ví như khung xương của một căn nhà. Phần đầu tiên cần có chính là giao diện gồm:

Lập trình viên phải có sự am hiểu về cấu trúc web

- Header: Chứa logo, slogan, hiệu ứng,…

- Body: Là những nội dung muốn truyền tải đến người truy cập.

- Footer: Hàm chứa thông tin liên lạc, chính sách khách hàng,…

Phần thứ hai trong cấu trúc là trang con của web. Mỗi lĩnh vực sẽ có cách triển khai khác nhau nhưng hầu hết đều xây dựng: Trang chủ, trang danh mục, trang chi tiết,…

Thực hành

Học lập trình web chỉ có ý nghĩa khi bắt tay vào thực hành. Dưới đây là các nền tảng giúp xây dựng website bằng tiếng Việt đơn giản, miễn phí nên biết:

- WordPress.

- Blogger.

- Wix.com.

- Tin.vn.

- 1web.vn.

Như vậy, bài viết đã đưa ra định hướng cho người muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin. ITNavi tin rằng lập trình web sẽ không còn quá khi khi bạn thực sự bắt tay vào nghiên cứu.

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Lập trình web là gì? Quá trình học lập trình web bắt đầu từ đâu?

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI