IT Helpdesk là gì? Những điều cần biết để sẵn sàng trở thành một IT Helpdesk

ITNavi 20 Nov 2022 2318

IT Helpdesk là công việc tuyệt vời để bạn bắt đầu dấn thân vào ngành công nghệ thông tin. Điều này càng được quan tâm hơn với người trẻ, mới tốt nghiệp đại học.Để có những hình dung rõ ràng về vị trí này ngay từ đầu, hãy đến với bài viết dưới đây của ITNavi. Qua đó, bạn hiểu mình cần làm gì đã sẵn sàng chớp lấy cơ hội.

IT Helpdesk là gì?

IT Helpdesk là một bộ phận cần có trong tổ chức, công ty. Người đảm nhiệm vị trí này có trách nhiệm giải đáp, tư vấn vấn đề về kỹ thuật, công nghệ cho End – User.

Vị trí IT Helpdesk mang tính chất hỗ trợ vấn đề cho khách hàng và cả nội bộ

Gần như 100% các công ty công nghệ đều có bộ phận này để hỗ trợ tốt nhất cho người dùng. Hình thức trao đổi, tư vấn có thể truyền tải qua Email, điện thoại, website, Chatbot,…

Ngoài ra, nhiều công ty bổ sung thêm bị trí Internal Helpdesk nội bộ. Nhìn chung, các tác vụ có sự tương đồng nhưng sẽ chỉ hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên trong tổ chức. Trong khi đó, vị trí Helpdesk sẽ dùng một đầu Contact Point duy nhất để hỗ trợ khách hàng.

Bộ phận này cần có sự phối hợp ăn ý với nhóm kỹ thuật Technical. Từ đó, các lỗi chuyên sâu, phức tạp, không phổ biến sẽ được xử lý nhanh chóng, hiệu quả cao. Ngoài ra, IT Helpdesk cũng đảm nhiệm việc bảo trì, khắc phục sự cố.Xem thêm: vận chuyển hàng không là gì

IT Helpdesk và IT Support có khác nhau không?

Sự khác nhau giữa hai vị trí này cụ thể như thế nào sẽ tùy thuộc vào quy mô tổ chức. Loại hình dịch vụ/sản phẩm cũng như quy mô đội IT cũng tác động không hề nhỏ.

Sự khác biệt của vị trí Helpdesk và Support phụ thuộc vào mô hình công ty

Không có một định nghĩa rạch ròi để phân biệt IT Helpdesk và IT Support. Bởi vì, bản chất hai vị trí đều mang ý nghĩa là hỗ trợ.

Công việc thường ngày của IT Helpdesk

Công việc thường ngày của IT Helpdesk phụ thuộc vào Scope of Work của từng công ty. Tuy nhiên, nhiệm vụ hướng đến việc giải quyết troubleshooting về IT và kỹ thuật nói chung.

Vị trí này giúp doanh nghiệp kịp thời phản hồi khách hàng. Đồng thời, nhân sự cũng có trách nhiệm phát hiện kịp thời các vấn đề tiềm ẩn về sản phẩm/dịch vụ.

Khi lắng nghe người dùng, IT Helpdesk sẽ chẩn đoán, giải quyết vấn đề phần mềm và phần cứng. Tại một số tổ chức, họ còn có nhiệm vụ thuyết trình giải pháp đến khách hàng, cổ đông nhà đầu tư,…

Công việc này cần đảm bảo hỗ trợ tốt nhất để quy trình doanh nghiệp diễn ra mượt mà, hiệu quả. Đây là cầu nối quan trọng giữa công ty cung cấp dịch vụ và End – User.     Xem thêm: giá cước vận chuyển hàng không quốc tế

Với các bạn mới ra trường, hãy nhìn vào mô tả công việc để nắm rõ nhất yêu cầu. Từ đó, bạn cũng có sự chuẩn bị sát nhất với tiêu chí tuyển dụng. Ví dụ như sau:

- Hỗ trợ khách hàng, End – User khi họ gặp trục trặc kỹ thuật. Hai bên thường trao đổi qua Email hoặc liên hệ điện thoại.

- Áp dụng kiến thức, kỹ thuật chẩn đoán và giải quyết vấn đề qua hình thức linh hoạt.

- Nói chuyện trực tiếp với khách hàng về sự cố và làm việc cùng nhóm nội bộ để xử lý.

- Thu thập, ghi lại tiến độ xử lý, tình hình và chất lượng để team nội bộ xử lý hiệu quả.

Còn rất nhiều các nhiệm vụ khác có thể yêu cầu trong thực tế. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, tính chuyên biệt hóa càng cao.

Những quan điểm sai lầm về vị trí công việc

Khi nghiên cứu chưa sâu về IT Helpdesk có thể dẫn đến những quan điểm sai lầm. Điều chưa được nhận định đúng như sau:

Trong thực tế, nhiều người còn hiểu sai về vị trí Helpdesk

- IT Helpdesk hiểu tất cả mọi thứ về IT: Là quan điểm không đúng. Họ có thể biết rất rõ những sự cố hay yêu cầu liên quan đến phần mềm, máy tính, Network,…Tuy nhiên, những vấn đề mới lạ hoặc chuyên sâu hơn cần chuyển cho bộ phận khác xử lý.

- Không có cơ hội phát triển: Điều này không hề đúng. Miễn là có ý chí cầu tiến, bạn sẽ luôn tìm thấy cách để học hỏi và bước lên nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp. Xem thêm: giá cước vận chuyển hàng không nội địa

- Vị trí công việc không cần quy trình tiêu chuẩn: Ý nghĩa này hoàn toàn sai lầm. Helpdesk hay support team là một bộ phận của IT và cần quy tắc, Framework phải tuân theo…

- Cần làm việc vặt như sửa điện nước, điện thoại: Điều này có xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, đây không phải làm nhiệm vụ chính thống được giao. Đó chỉ được xem như việc một ai đó nhờ bạn hỗ trợ. Điều này nghĩa là bạn có thể giúp hoặc từ chối.

Nhìn chung, đây không phải là công việc thiếu quan trọng như mọi người vẫn nghĩ. IT Helpdesk giúp bộ máy làm việc hiệu quả, các bên nhanh chóng kết nối và vận hành thông suốt.

6 yếu tố cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Công việc của IT Helpdesk có thể tạo ra thêm nhiều giá trị cho sản phẩm và khách hàng. Để có thể cống hiến hết mình, bạn cần phải trau dồi những kỹ năng cần thiết. Chuẩn bị từ sớm sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nghề này.

Giỏi chuyên môn

Đặc thù của công nghệ thông tin là luôn cập nhật từng ngày, từng giờ. Vì thế, để trở thành IT Helpdesk, bạn cần không ngừng học hỏi, nâng cao nghiệp vụ. Cụ thể, những điều căn bản cần đáp ứng như là:

- Am hiểu về hệ thống mạng Network, Server cũng như phần cứng máy tính.

- Có kinh nghiệm sửa, cài đặt những phần mềm liên quan.

- Trang bị kỹ năng xử lý vấn đề cơ bản liên quan đến thiết bị máy tính văn phòng.

- Giải quyết vấn đề nội bộ cũng như hỗ trợ cho nhân viên khác.

- Tiến hành xử lý lỗi về bảo mật khi xảy ra.

- Tích lũy kinh nghiệm về quản trị Server như Window, CentOS,…

- Luôn cập nhật những thông tin, kiến thức, xu hướng mới để cùng chia sẻ điều đó đến khách hàng và đồng nghiệp.

- Chăm chỉ, cẩn thận, không ngại đưa ra chính kiến để tìm cách khắc phục vấn đề hữu ích nhất. Nhờ có những kiến thức, sáng kiến được tích lũy sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí, công sức.

Từ việc giỏi chuyên môn, bạn sẽ nhìn nhận sâu sắc hơn về IT Helpdesk. Đó cũng là cơ sở để bạn tự tin, chủ động cống hiến.

Kỹ năng mềm

Đã là một nhân viên IT Helpdesk, kỹ năng giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết. Bởi vì, đây là người xử lý vấn đề nội bộ và truyền tải thông tin giải pháp đến khách hàng. Bạn cần trang bị cho mình phong thái như:

Giao tiếp là một phần không thể thiếu của Helpdesk

- Lắng nghe vấn đề, nhanh chóng thấu hiểu, xác định khó khăn của khách hàng ở đâu.

- Cung cấp giải pháp xử lý theo cách dễ dàng nhất.

Nhiều IT Helpdesk giỏi chuyên môn nhưng lại thất bại ở khâu truyền tải đến khách hàng, đội nhóm. Như thế, bạn vừa không xử lý được vấn đề và khó khăn trong việc chứng minh năng lực.

Trước hết, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng truyền tải thông điệp minh bạch, đầy đủ. Đặc biệt, khi nói với khách hàng cần đặt yếu tố dễ nghe – dễ chấp nhận lên hàng đầu. Nhờ thế, các bên mới có thể follow theo giải pháp bạn đưa ra, hạn chế tranh luận.

Helpdesk cần tiếp cận vấn đề đa chiều

Đối với nhiều người, IT Helpdesk là vị trí tương đối khó khăn. Bởi vì, bạn cần nhiều sự kiên nhẫn, bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Nếu không, bạn sẽ dễ bị tâm lý tác động, dẫn đến cái nhìn tiêu cực về khách hàng, đồng đội.

Nhân viên Helpdesk cần xây dựng cho mình góc nhìn đa chiều trước những vấn đề

Dù cho ở trong tình hình xấu hay không đầu thuận, IT Helpdesk vẫn cần tỉnh táo. Khi cách tư duy logic, tập trung mới có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề.

Để rèn luyện được bản tính can trường như vậy, bạn cần trải nghiệm đủ nhiều. Nhờ góc nhìn đa chiều, bạn trở nên điềm tĩnh và thông suốt hơn.

Tinh thần đồng đội

IT Helpdesk sẽ không thể thành công nếu chỉ làm việc đơn độc một mình. Dù là vấn đề nội bộ hay với khách hàng đều cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Đặc biệt, với những khó khăn của End – User thường mang tính cấp bách. Bạn cần xử lý nhanh chóng nhất có thể kể từ khi nhận được phản ánh. Để không rơi vào tình trạng quá tải, hay bị động, bạn cần đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp.

Kỹ năng thuyết trình

Với tư cách là nhân viên IT Helpdesk, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng thuyết trình. Nhờ thế, người nghe mới hiểu sự cố, vấn đề gặp phải. Khách hàng cũng sẽ có thái độ hợp tác hơn để nhanh chóng khắc phục vấn đề.

Kỹ năng này cũng giúp bạn thuyết phục đội nhóm lắng nghe những ý tưởng mới của mình. Đó là tiền đề để quy trình xử lý ngày càng được tối ưu hơn.

Đặt niềm tin vào sản phẩm

Một IT Helpdesk giỏi cần phải có niềm tin và hiểu tường tận về sản phẩm mình đang support. Hãy luôn tò mò, đặt câu hỏi về những chi tiết dù là nhỏ nhất.

Người nhân viên cần hiểu và đặt niềm tin vào sản phẩm mình đang hỗ trợ

Bạn cần hiểu tường tận về cách thức hoạt động của sản phẩm chứ không chỉ tìm cách giải quyết cho xong. Chính thái độ tin và hiểu đã mang đến phong thái khác biệt khi giao tiếp. Khách hàng chắc chắn sẽ phải ấn tượng với sự chuyên nghiệp của bạn.

Cơ hội phát triển sự nghiệp cho IT Helpdesk              

Liệu vị trí làm việc của bạn có mãi dừng lại ở vị trí IT Helpdesk. Không như lầm tưởng của nhiều người, con đường phát triển cho công việc này khá mở rộng. Đó được xem như khởi đầu tốt để bạn dấn thân hơn nữa vào lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng cầu tiến và sự học hỏi của bạn. Sau đây là những vị trí bạn có thể vươn tới khi bắt đầu từ IT Helpdesk:

- IT Helpdesk team leader: Vị trí dành cho người có kinh nghiệm hỗ trợ IT và có khả năng lãnh đạo nhóm.

- Network and system administrator: Điều này có được khi có kinh nghiệm kết hợp với nâng cấp khả năng. Bạn có thể học thêm các bằng cấp về network như CCNA, CCNP,…Nếu hội tụ những điều này, chuyển sang vị trí tốt hơn không khó.

- Security expert: Dành cho những ai chăm chỉ học chuyên sâu hơn vào kỹ thuật. Khi làm IT Helpdesk, bạn cũng đã sớm được tiếp xúc, làm việc cùng vị trí công việc này.

- Database Administrator: Thực tế cho thấy nhiều người đã đi lên từ IT Helpdesk và đạt được vị trí này.

- IT Manager, IT Project Manager: Là một vị trí đầy tiềm năng nhưng cũng cần nhiều thời gian…

Có thể thấy rằng, với khởi điểm là IT Helpdesk, bạn không bị giới hạn cơ hội phát triển. Nếu tổ chức hiện tại khó có cơ hội thăng tiến, bạn có thể tìm đến môi trường tiềm năng hơn.

Gợi ý trả lời câu hỏi khi đi phỏng vấn

Với sự hấp dẫn đến từ vị trí IT Helpdesk, mức độ cạnh tranh khi phỏng vấn cũng cao hơn. Vì thế, ngoài việc chuẩn bị năng lực, bạn cũng cần trang bị kỹ lưỡng trong vòng vấn đáp. Dưới đây là những điều nhà tuyển dụng có khả năng hỏi cao.

Câu hỏi về giới thiệu bản thân ứng viên IT Helpdesk

Mặc dù đã quá quen thuộc nhưng đây là câu hỏi không thể thiếu. Qua đó, nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản về ứng viên. Đây cũng được xem là những ấn tượng đầu tiên bạn tạo dựng trước đối phương.

Buổi phỏng vấn Helpdesk thường bắt đầu bằng câu hỏi giới thiệu bản thân

Với câu hỏi này, bạn chỉ nên trả lời ngắn gọn từ 2 – 3 phút. Thông tin sẽ nói về họ tên, chuyên ngành, trường học, kinh nghiệm, mong muốn,…Bạn nên giao tiếp bằng giọng điệu, cử chỉ, thái độ cởi mở, vui vẻ.

Yêu cầu nói về thế mạnh, hạn chế của ứng viên

Từ câu hỏi này, nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với vị trí Helpdesk. Với điểm mạnh, bạn nên nói về một số kỹ năng, tính cách của bản thân liên quan đến công việc.

Bạn nên chứng tỏ mình là người có kỹ năng giao tiếp khi làm Helpdesk

Ví dụ như khả năng xử lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Về tính cách, bạn có thể nhấn mạnh vào sự năng động, nhạy bén trước những tình huống,…

Khi nói về điểm yếu, bạn cần hạn chế nói đến những thứ liên quan đến IT Helpdesk. Ví dụ như tính rụt rè, ngại giao tiếp,…cần được cân nhắc. Bởi vì, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Câu hỏi: “Bạn biết điều gì về công ty chúng tôi?”

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết mức độ quan tâm đến công việc của bạn. Do đó, hãy trình bày thông tin liên quan đến khía cạnh sau:

- Thông tin tuyển dụng được biết đến từ trang web nào?

- Lĩnh vực chính công ty đang theo đuổi là gì?

- Văn hóa, môi trường tại công ty như thế nào?

- Đánh giá về quy mô hoạt động doanh nghiệp…

Tuy nhiên, nếu chưa chuẩn bị kỹ câu hỏi này, bạn cũng không nên nói dối hoặc nói sai sự thật. Hãy thành thật trả lời những điều mình đã biết. Bạn cũng có thể chọn cách hỏi ngược lại công ty.

Qua đó, họ đánh giá cao về tinh thần ham học hỏi, mức độ quan tâm đến Helpdesk. Cũng từ đó, cuộc nói chuyện diễn ra hai chiều, không còn đơn thuần là buổi phỏng vấn. Bạn tích lũy, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kéo dài sợi dây tương tác.

“Trước đây bạn từng làm công việc gì, có liên quan đến IT không?”

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về kinh nghiệm, trình độ. Nếu chưa  từng thử sức ở vị trí IT Helpdesk cũng đừng lo lắng. Hãy kể ra các công việc đã làm như bán hàng, phục vụ,…

Kinh nghiệm của bạn có thể sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Dù chưa khai thác được trình độ chuyên môn nhưng sẽ thể hiện được kỹ năng bạn có. Chẳng hạn như, bán hàng có kỹ năng giao tiếp nên rất thuận lợi để làm IT Helpdesk.

 Nếu đã có kinh nghiệm về ngành này, bạn đừng ngần ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ biết tên dự án, vai trò bạn đảm nhiệm cùng thành tích đạt được. Nếu mới tốt nghiệp, bạn có thể chia sẻ về quá trình thực tập của mình.

“Nếu nhận được dự án IT Helpdesk, bạn sẽ xử lý như thế nào?”

Với câu hỏi này, công ty muốn khai thác về khả năng xử lý công việc khi làm IT Helpdesk. Khi đó, bạn nên trả lời là cần dựa vào tính chất dự án để xây dựng quy trình phù hợp. Ví dụ về các giai đoạn như:

Bạn có thể trình bày những dự án mình từng thực hiện khi phỏng vấn Helpdesk

- Tiếp nhận dự án.

- Lên kế hoạch.

- Gửi ý tưởng đến trường phòng, giám đốc phê duyệt.

- Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện và không quên giám sát thường xuyên.

Cùng với cách trả lời rành mạch, người phỏng vấn sẽ hiểu được ý tưởng của bạn. Hãy tự tin nêu ra quan điểm để chứng minh sự khác biệt của bạn.

Trên đây là những điều cần biết với những ai đam mê công việc hỗ trợ, công nghệ thông tin. ITNavi tin rằng IT Helpdesk là vị trí đầy tiềm năng để bạn bắt đầu sự nghiệp của mình.

Bạn đọc xem thêm bài viết:

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: IT Helpdesk là gì? Những điều cần biết để sẵn sàng trở thành một IT Helpdesk

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI