TOP 9 câu hỏi phỏng vấn Data Analyst hay gặp và cách trả lời

ITNavi 09 Feb 2022 8438

Câu hỏi phỏng vấn Data Analyst thường gặp mà nhà tuyển dụng đưa ra là gì, làm thế nào để trả lời trọn vẹn? Đây là một vấn đề được nhiều ứng viên quan tâm khi ứng tuyển vị trí này. Cùng tham khảo ngay những câu hỏi hay gặp và cách trả lời dưới đây để chuẩn bị thật tốt, tránh căng thẳng khi bước vào những cuộc phỏng vấn “đáng sợ” bạn nhé!

 

Câu hỏi phỏng vấn Data Analyst có khó không? - Không khó nếu bạn biết cách trả lời

Data Analyst là gì?

Đầu tiên, để trả lời phỏng vấn tốt, bạn cần hiểu rõ về thuật ngữ Data Analyst. Theo đó, khi dịch sang tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là: Chuyên viên phân tích dữ liệu. Công việc đối với nhân sự ở vị trí này là thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu data dưới dạng bản đồ, biểu đồ hoặc đồ thị báo cáo.

Sau khi phân tích xong, các kết quả sẽ xác định nên các xu hướng, tạo biểu đồ tạo lập mô hình dự đoán và phân tích những điều có khả năng xảy ra trong tương lai. Cho dù là nghiên cứu thị trường, hậu cần, số liệu bán hàng, chi phí bán hàng hay chi phí vận chuyển, mọi doanh nghiệp sẽ đều cần thu thập dữ liệu. Các Data Analyst sẽ phân tích dữ liệu đó để đưa ra các đánh giá khác nhau, ví dụ như làm thế nào để giảm chi phí vận chuyển, để định giá vật liệu mới, để giải quyết các vấn đề gây tốn kém cho công ty,... 

Data Analyst là công việc của một chuyên viên phân tích dữ liệu

Đối với công việc đòi hỏi trình độ cao như vậy, người theo nghề cần phải có niềm yêu thích và say mê với công nghệ thì mới có thể gắn bó lâu dài và ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, để có thể làm công việc này, bạn cần phải trải qua những câu hỏi phỏng vấn khó nhằn và thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những câu hỏi phỏng vấn Data Analyst của phần sau bài viết nhé!

Top 9 câu hỏi phỏng vấn Data Analyst và cách trả lời

Nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi dưới đây và bạn hãy lựa cách trả lời có thể thuyết phục được họ nhé:

1. Lý do bạn muốn trở thành 1 Data Analyst?

Có rất nhiều vị trí với vai trò khác nhau trong ngành phân tích dữ liệu. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được bạn muốn hướng tới vị trí nào. Bạn hãy trả lời bằng cách giải thích những lý do khiến bạn muốn trở thành 1 Data Analyst và những kỹ năng mà bạn có, phù hợp với công việc này.

Lý do bạn muốn theo công việc này chắc chắn luôn nằm trong list câu hỏi các ứng viên cần tìm hiểu trước

Gợi ý trả lời: Công việc của 1 Data Analyst là thu thập và phân tích các dữ liệu, giúp công ty đưa ra những định hướng kinh doanh tốt hơn trong tương lai. Tôi tự nhận thấy mình là người nhạy bén với các con số, thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường rất tốt. Tôi chọn công việc này vì nó phù hợp với những ưu thế của tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng thấy ngành này rất thú vị và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

2. Bạn học về những phần mềm phân tích dữ liệu nào?

Câu hỏi phỏng vấn Data Analyst này giúp người phỏng vấn nắm được những kỹ năng cứng của ứng viên để xem có đạt tiêu chuẩn, có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Trong câu trả lời, bạn hãy nói về các phần mềm mà bài tuyển dụng nhấn mạnh ứng viên cần phải có (tất nhiên là bạn cũng phải hiểu và sử dụng thành thạo được phần mềm đó) và sử dụng những thuật ngữ quen thuộc.

Bạn hãy giới thiệu về những phần mềm mình được học, thực hành

Gợi ý trả lời: Tôi có nhiều kinh nghiệm học tập và làm việc với các phần mềm phân tích dữ liệu. Ví dụ tại công ty vừa xin nghỉ, tôi đã thực hiện nhiều thuật toán quản lý và khai thác dữ liệu ELKI. Ngoài ra, tôi còn có thể tạo databases trong Access và sử dụng thành thạo bảng trong Excel. 

3. Những khó khăn mà bạn gặp phải khi phân tích dữ liệu là gì?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn Data Analyst quan trọng mà ứng viên cần phải lưu ý. Nhà tuyển dụng nhờ vào câu hỏi này để đánh giá năng lực của ứng viên, muốn hiểu sâu hơn về cách bạn tiếp cận và giải quyết các vấn đề. Khi trả lời, bạn hãy nhớ giải thích đầy đủ, chi tiết các khó khăn mà mình đang gặp phải, tránh đổ lỗi cho người khác và giải thích vì sao mình lại gặp phải những thách thức này.

Đừng ngại chia sẻ về những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình làm việc

Gợi ý trả lời: Trong khi thực hiện quá trình phân tích dữ liệu, đôi khi tôi phải đối diện với một số khó khăn như:

  • Có các mục bị trùng lặp và có lỗi chính tả. Các lỗi này có thể làm giảm chất lượng của dữ liệu nên tôi phải mất thời gian để xử lý.

  • Thu thập được dữ liệu chất lượng kém do lấy từ các nguồn không đáng tin cậy. Tôi đã mất thêm thời gian đáng để để dọn dẹp, sắp xếp lại chúng.

  • Dữ liệu được trích xuất từ nhiều nguồn nên đôi khi có sự mâu thuẫn, khác biệt. Sau khi dọn dẹp, tôi phải kết hợp dữ liệu, sắp xếp lại, tránh sự không tương thích để đảm bảo phân tích nhanh chóng và chính xác hơn.

  • Dữ liệu thu được không đầy đủ cũng là một thách thức lớn trong quá trình phân tích dữ liệu. Điều này dẫn tới rủi ro là kết quả thu được sai hoặc bị lỗi. Tôi đã phải thu thập và phân tích lại.

4. Bạn sẽ làm gì nếu dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường?

Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá khả năng đối diện và xử lý vấn đề của ứng viên. Nếu trả lời tốt, bạn có thể “ghi điểm” kha khá trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo đáp án dưới đây để có một câu trả lời thật thông minh nhé:

Bạn hãy chia sẻ cách mình ứng phó với lỗi thiếu dữ liệu

Gợi ý trả lời: Theo cá nhân tôi, khi đối diện với việc dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường, là một Data Analyst, tôi cần phải:

  • Sử dụng các chiến lược như phương pháp loại bỏ, phương pháp xác định, ước lượng, dự báo và phương pháp dựa trên mô hình để tìm kiếm dữ liệu bị thiếu;

  • Chuẩn bị 1 bản báo cáo hoàn chỉnh có chứa mọi thông tin về dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường;

  • Xem xét kỹ các dữ liệu có dấu hiệu bất thường để đánh giá tính hợp lệ, tương thích và độ an toàn của chúng;

  • Thay thế các dữ liệu không hợp lệ (nếu có) bằng dữ liệu thích hợp (nếu được).

Bạn đọc tham khảo thêm:

Tuyển dụng lập trình java lương cao chế độ đãi ngộ tốt

Tuyển dụng lập trình PHP lương cao chế độ đãi ngộ tốt

5. Trong giao tiếp, bạn có thế mạnh gì?

Đây cũng là câu hỏi phỏng vấn Data Analyst rất quan trọng, có thể phân loại được ứng viên. Bởi thế mạnh về giao tiếp sẽ cần thiết đối với mọi ngành nghề. Với 1 Data Analyst, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể diễn đạt được ý tưởng hoặc phát hiện của mình trong quá trình phân tích dữ liệu. Đồng thời, giao tiếp tốt còn là yếu tố quan trọng giúp quá trình làm việc nhóm của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Giao tiếp tốt là yêu cầu quan trọng đối với người theo nghề Data Analyst

Gợi ý câu trả lời: Thế mạnh giao tiếp của tôi là khả năng chuyển tiếp thông tin. Tôi có thể giải thích một cách đơn giản và hiệu quả những vấn đề mình định nói để ngay cả những người không quen thuộc với các thuật ngữ cũng có thể nắm được các khái niệm tổng thể. Tôi nghĩ giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề này, đặc biệt là khi trình bày những ý tưởng, phát hiện của mình. Điều đó càng quan trọng khi những phát hiện đó có ảnh hưởng mang tính bước ngoặt tới công ty.

6. Bạn đối phó với áp lực và căng thẳng như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn Data Analyst này giúp người phỏng vấn có thể đánh giá xem bạn có khả năng đáp ứng được công việc hay không, bởi một chuyên viên phân tích dữ liệu chắc chắn phải thường xuyên đối diện với tình trạng căng thẳng, áp lực. Về câu trả lời, tốt nhất bạn nên đưa ví dụ thực tế về cách bạn đã làm để giải quyết sự căng thẳng trong công việc trước đây. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn làm như thế nào để thoát khỏi tình trạng căng thẳng.

Đừng ngại chia sẻ cách mình đối diện với áp lực trong quá trình làm nghề

Gợi ý trả lời: Có câu ngạn ngữ là: Không có áp lực thì không có kim cương. Tôi cũng tự nhận thấy là mình làm việc tốt hơn dưới áp lực và thích làm việc trong những môi trường đầy thử thách. Khi chịu áp lực về deadline, tôi có thể hoàn thành được công việc với chất lượng cao. Chỉ cần đặt ra một kế hoạch rõ ràng về deadline, tôi có thể chia dự án thành các nhiệm vụ nhỏ, hoàn thành đúng hạn và tránh được những căng thẳng không cần thiết.

7. Bạn có mục tiêu dài hạn không? Nếu có thì đó là gì?

Chắc chắn mỗi người đi làm đều phải có mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nên câu trả lời là có. Còn về mục tiêu bạn đặt ra cho mình, bạn hãy nắm rõ mục tiêu của công ty và nhấn mạnh khả năng bản thân có thể giúp họ đạt được. Không nên thảo luận quá chi tiết về các mục tiêu cá nhân ngoài công việc (như lập gia đình, có mấy con, đi du lịch thế giới năm bao nhiêu tuổi,...) vì nó không liên quan với câu hỏi.

Mục tiêu dài hạn của bạn nên gắn bó với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Gợi ý trả lời: Mục tiêu dài hạn của tôi sẽ gắn bó với việc phát triển cùng với công ty - nơi tôi có thể tiếp tục học hỏi, đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm và đóng góp nhiều giá trị nhất có thể. Tôi rất thích việc công ty bạn coi trọng về mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên, trao cho nhân viên có cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn. Tôi muốn tận dụng thật tốt những cơ hội này.

8. Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Với câu hỏi phỏng vấn Data Analyst này, điều nhà tuyển dụng muốn hỏi thực ra là vì sao bạn phù hợp nhất với công việc mà chúng tôi tuyển dụng. Câu trả lời của bạn cần phải giải thích được những giá trị mà bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng. 

Hãy thể hiện bạn thỏa mãn mọi yêu cầu của công việc này

Gợi ý trả lời: Tôi có kiến thức, kinh nghiệm và thế mạnh giao tiếp, đảm bảo hoàn thành tốt công việc và mang đến nhiều giá trị cho công ty. Cụ thể, bộ kỹ năng mà tôi có là:

  • Kỹ năng lập trình, phân tích, thiết kế báo cáo, thống kê, tiếng Anh, làm việc nhóm,... tốt.

  • Có khả năng tổ chức, thu thập lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả và có thể chịu được áp lực công việc.

  • Có khả năng thiết kế cơ sở, khai thác dữ liệu, thấu hiểu các kỹ thuật liên quan.

9. Bạn có câu hỏi nào đặt ra cho chúng tôi không?

Trước khi kết thúc phỏng vấn, hầu hết nhà tuyển dụng đều hỏi ứng viên có câu hỏi nào về công việc hoặc công ty không. Bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phỏng vấn Data Analyst ngược lại cho người tuyển dụng để cho họ biết rằng bản thân mình đã tìm hiểu về công ty và vị trí này.

Bạn có thể đặt ra những câu hỏi về yêu cầu công việc, văn hóa công ty,... 

Gợi ý câu hỏi cho bạn: Đây là cơ hội duy nhất để tìm hiểu thêm về yêu cầu công việc cụ thể, chính sách lương thưởng của công ty, thời gian làm thêm giờ,... Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng là:

  • Quý công ty có thể chia sẻ thêm về yêu cầu công việc của vị trí này không?

  • Văn hóa và kết cấu công ty như thế nào?

  • Các câu hỏi liên quan tới chính sách lương - thưởng, thời gian làm thêm giờ,... 

 

Hy vọng với bộ 9 câu hỏi phỏng vấn Data Analyst và gợi ý trả lời trên đây, các bạn sẽ có chuẩn bị đủ hành trang cần thiết để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp. Đồng thời, chú ý ăn mặc chỉn chu, đến đúng giờ, có tâm thái tự tin và trả lời trung thực, không nên quá tâng bốc khả năng của mình. Chúc bạn đạt được kết quả thật tốt sau buổi phỏng vấn.

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: TOP 9 câu hỏi phỏng vấn Data Analyst hay gặp và cách trả lời

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI