Java là gì? Những điều cần biết trước khi lập trình Java.
Mặc dù mới xuất hiện gần đây nhưng dường như Java đang chiếm lĩnh một vị trí khá quan trọng trong giới lập trình. Lập trình viên luôn tò mò Java là gì? Rất nhiều người làm Java, nhiều dự án thực hiện bằng Java, hãy tìm hiểu Java là gì?
Ngôn ngữ lập trình Java là gì?
Trước khi muốn học lập trình một ngôn ngữ nào đó bạn cần phải biết ngôn ngữ đó là gì và được dùng để làm gì. Vậy Java là gì? Java là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ có tính hướng đối tượng và là một Platform đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện hay. Một số các trò chơi, ứng dụng, phần mềm trên cả máy tính và điện thoại được tạo ra bởi Java.
Java là gì?
Có 4 loại ứng dụng chính mà có thể được tạo bởi sử dụng ngôn ngữ lập trình Java:
- Standalone App
- Web App
- Enterprise App
- Mobile App
Lệnh Java bắt nguồn từ C/C++ nhưng cú pháp hướng đối tượng thì đơn giản hơn và khả năng xử lý cũng ít hơn. Vì vậy viết chương trình Java đơn giản hơn và khi có lỗi thì việc chỉnh sửa đỡ tốn công sức hơn. Đặc trưng của Java:
Hướng đối tượng: Mọi thực thể trong chương trình đều là đối tượng, biến hay hàm đều nằm trong một đối tượng nào đó.
Đơn giản: Bỏ con trỏ, lệnh goto, bỏ đa kế thừa.
Độc lập phần cứng và hệ điều hành: Java biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi.
Bảo mật: An toàn hơn khi sử dụng Java
Mạnh mẽ: Yêu cầu chặt chẽ hơn khi khai báo biến và cấp phát bộ nhớ thực hiện tự động.
Phân tán: hỗ trợ lập trình cho các hệ thống phân tán như client-server, RMI… bằng Java web, UDP, TCP…
Đa luồng: đơn giản việc đồng bộ dữ liệu trong lập trình đa luồng.
Mời bạn tham khảo một số việc làm java lương cao chế độ hấp dẫn
Ưu điểm của Java
- Là ngôn ngữ hướng đối tượng làm tăng khả năng phát triển mã dễ dàng
- Quản lý bộ nhớ hiệu quả
- Là ngôn ngữ quản lý cấp cao dễ học, dễ hiểu
- Hỗ trợ đa luồng giúp người dùng cùng lúc thực hiện nhiều chương trình
- Là ngôn ngữ an toàn vì Java không sử dụng quan trọng
- Là ngôn ngữ độc lập với nền tảng vì người dùng có thể chạy Java ở bất kỳ máy nào mà không cần phần mềm đặc biệt
Một số nhược điểm của Java
- Có hiệu suất khá kém
- Có ít trình xây dựng GUI như Swing, JSF và SWT
- Là ngôn ngữ cấp cao nên phải xử lý các mức biên dịch và trừu tượng của máy ảo
- Viết những đoạn mã phức tạp sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc của mã
Các phiên bản của Java
- Java Standard Edition (Java SE): Là nền tảng cơ bản cho phép phát triển giao diện điều khiển các ứng dụng mạng và ứng dụng dạng Winform.
- Java Enterprise Edition (Java EE): Được xây dựng trên nền tảng Java SE, giúp phát triển các ứng dụng web.
- Java Mobile Edition (Java ME): Nền tảng cho phép phát triển các ứng dụng nhúng vào các thiết bị điện tử.
Phân biệt Java Core và Java Swing
Điểm khác biệt giữa Java core và Java Swing
Java core là gì?
Java Core là nền tảng của Java gồm các câu lệnh điều khiển , vòng lặp, chuỗi, mảng, các thư viện... Nói đơn giản thì khi các bạn học căn bản về Java thì chính là các bạn đang học Java Core.
-
Môi trường và công cụ để bắt đầu Java Core
Hệ điều hành: Windows, Mac hay Linux đều được.
Java Development Kit (JDK): bộ công cụ hỗ trợ lập trình, trong nó có bộ biên dịch, bộ thực thi, môi trường lập trình… dùng để làm việc với Java.
Công cụ lập trình (IDE): Một phần mềm hỗ trợ bạn lập trình có thể là Notepad++, Netbean, Eclipse, …
-
Chương trình Java đầu tiên
Sau khi chuẩn bị xong môi trường và các công cụ cần thiết như ở trên chúng ta bắt tay vào viết chương trình đầu tiên, chương trình kinh điển hiển thị “HelloWorld”
package helloworld;public class HelloWorld { public static voidmain(String[] args) { ////In ra dòng chữ "Hello World!" System.out.println("HelloWorld!"); }}
Cách khai báo Class trong Java Core: public class TenClass ( trong ví dụ tên lớp là HelloWorld).
Phương thức main khai báo theo cú pháp: public static void main(String[] args). Đây là phương thức sẽ được thực hiện khi thực thi chương trình, phương thức này có tham số đầu vào (String[] args) là một mảng các chuỗi (String).
Câu lệnh cơ bản System.out.println("Hello World!"); dùng để xuất thông báo "Hello World!" ra màn hình.
- Kiểu dữ liệu trong Java
Trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào cũng có kiểu dữ liệu, kiểu dữ liệu là những quy định về kích thước và loại giá trị có thể lưu trữ theo tên. Trong Java có 2 kiểu dữ liệu thường gặp đó là: Primitive data (kiểu dữ liệu nguyên thuỷ) và Wrapper class(kiểu dữ liệu tham chiếu).
Primitive data
Kiểu dữ liệu | Kích thước (bits) | Phạm vi giá trị | Ví dụ |
byte | 8 | -128 đến 127 | byte byteNumber = 100; |
short | 16 | -32,768 đến 32,767 | short shortNumber = 10000; |
int | 32 | -2,147,483,648 đến 2,147,483,647 | int intNumber = 100000; |
long | 64 | -9,223,372,036,854,775,808 đến 9,223,372,036,854,775,807 | long longNumber = 100000l; |
float | 32 | 1.4E-45 đến 3.4028235E38 | float floatNumber = 9.08f; |
double | 64 | 4.9E-34 đến 1.7976931348623157E308 | double doubleNumber = 9.08; |
boolean | 1 | true/false (mặc định là false) | boolean boolValue = true; |
char | 16 | 0 đến 65,535 | char charValue = 'a'; |
Wrapper class
Wrapper class là kiểu dữ liệu bao hàm các kiểu dữ liệu cơ sở vào trong một đối tượng của nó. Bảng Wrapper class trong Java:
Primitive data | Wrapper class |
boolean | Boolean |
char | Character |
byte | Byte |
short | Short |
int | Integer |
long | Long |
float | Float |
double | Double |
- Kiến thức cơ bản trong lập trình Java Core
Kế thừa bội: Trong Java không hỗ trợ đa kế thừa trực tiếp nhưng cho phép cài đặt nhiều giao tiếp (Interface) để thừa hưởng thêm các thuộc tính và phương thức của giao tiếp đó.
Lớp trừu tượng: là dạng lớp trong đó các phương thức chỉ được khai báo ở dạng khuôn mẫu mà không được cài đặt chi tiết. Lớp trừu tượng được sử dụng khi muốn định nghĩa một lớp mà không thể biết và định nghĩa luôn được các thuộc tính và phương thức của nó.
MultiThreading: cho bạn khả năng viết một chương trình mà có nhiều hoạt động có thể thực thi đồng thời. Có thể chia nhỏ các hoạt động riêng biệt bên trong một ứng dụng đơn thành các luồng riêng lẻ. Mỗi một thread có thể chạy song song.
Java Swing là gì?
Java Swing là 1 gói thư viện hỗ trợ làm GUI (giao diện) của Java. Nó được xây dựng trên API AWT (Abstract Windowing Toolkit) và được viết hoàn toàn bằng Java.
Có hai cách để tạo khung (Frame) trong Java Swing:
- Bằng cách tạo đối tượng của lớp JFrame.
- Bằng cách kế thừa lớp JFrame.
Tạo khung(Frame) bằng cách sử dụng lớp Jframe
import javax.s wing.JButton;import javax.swing.JFrame; public class FirstSwingExample { public static void main(String[] args) { JFrame f = new JFrame();// tạo thể hiện của JFrame JButton b = new JButton("click");// tạo thể hiện của JButton b.setBounds(130, 50, 100, 40);// trục x , y , width, height f.setTitle("Ví dụ Java Swing"); f.add(b);// thêm button vào JFrame f.setSize(400, 200);// thiết lập kích thước cho cửa sổ f.setLayout(null);// không sử dụng trình quản lý bố cục f.setVisible(true);// hiển thị cửa sổ }}
Tạo khung(Frame) bằng cách sử dụng kế thừa lớp JFrame
import javax.swing.JButton;import javax.swing.JFrame; public class JavaSwingExample3 extends JFrame {// kế thừa lớp JFrame Public JavaSwingExample3() { JButton b = new JButton("click");// tạo button b.setBounds(130, 50, 100, 40); add(b);// thêm button vào JFrame setSize(400, 200); setLayout(null); setVisible(true); } public static void main(String[] args) { new JavaSwingExample3(); }}Kết quả
Java Web là gì? Công nghệ Java web
Java web được hiểu đơn giản là dùng ngôn ngữ lập trình Java, kết hợp với một số công nghệ khác như HTML, javascript, CSS… nhằm tạo ra các website hoặc ứng dụng web. Đây là một trong những lựa chọn khá phổ biến vì Java là một ngôn ngữ mạnh với đội ngũ lập trình viên đông đảo đã xây dựng được các Java Framework giúp cho việc lập trình Web thuận lợi hơn so với các ngôn ngữ khác.
Javaweb là sựa lựa chọn hoàn hảo của một Developer
Front-end của một trang web là giao diện mà người dùng nhìn thấy và thao tác. Tất cả những gì các bạn nhìn thấy trên website đó chính là phần front-end. Và để tạo ra được giao diện như vậy các bạn cần có kiến thức nền tảng như: HTML, CSS, JavaScript…
Nhưng trong một trang Web thì phần quyết định đến chức năng, tiện ích, ứng dụng lại là phần back-end. Back-end của một trang web gồm: máy chủ, một ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu. Một lập trình viên back-end xây dựng và duy trì công nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, cho phép phần giao diện người dùng của trang web có thể tồn tại được.Với Java có thể sử dụng một số Framework của java như Spring, Struts, Hibernate…
Trong các Framework Java người ta hay sử dụng Java Spring, Spring khá nhẹ nhưng có hiệu suất làm việc rất cao,dễ dàng kiểm thử và tiết kiệm thời gian cho người lập trình. Bên cạnh đó là khả năng tối ưu công việc giúp các lập trình viên sử dụng lại được công việc đã làm cho các dự án sau.
Tổng kết lại Java là gì? Java là một ngôn ngữ lập trình mạnh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: game, ứng dụng, web… Bạn muốn trở thành một lập trình viên Java Web hay một Mobile App thì trước tiên bạn phải tìm hiểu về Java Core và những kiến thức căn bản của Java. Sau đó là đến các Framework Java, Swing, Java Web.
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Java là gì? Những điều cần biết trước khi lập trình Java.