10 cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp gây ấn tượng nhất

ITNavi 05 Jan 2023 3104

Cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp, ấn tượng chắc chắn sẽ giúp bạn nổi bật hơn ứng viên khác. So với các chỉ số hiệu quả trên giấy tờ, kỹ năng này rất quan trọng. Dưới đây là một số các trả lời phỏng vấn thông minh, có thể dễ dàng ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng. Để buổi phỏng vấn đạt chất lượng cao và hiệu quả, bạn hãy cùng ITNavi theo dõi bài viết này.

Sử dụng vũ khí tối thượng là nụ cười

Bạn sẽ tạo được ấn tượng về sự tự tin và thân thiện của mình đối với nhà tuyển dụng chỉ bằng nụ cười tươi. Khi căng thẳng, người đối diện cũng cảm nhận được năng lượng nặng nề của bạn. Từ đó khiến buổi phỏng vấn trở nên không được thoải mái.

C:\Users\PHAM MAI\Downloads\phỏng-vấn5.jpg

Nụ cười là vũ khí tối thượng giúp bạn tạo được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng

Không những giúp cơ thể thư giãn, mỉm cười đúng lúc còn giúp bạn và phía nhà tuyển dụng có thể trao đổi thoải mái. Ngoài ra, bạn không nhất thiết phải cười suốt buổi phỏng vấn. Bởi điều này sẽ mang đến cảm giác không tự nhiên, gượng gạo.

Cần có thần thái tự tin, thái độ chuyên nghiệp

Khi đi phỏng vấn một kỹ năng khác bạn cần luyện tập chính là thần thái tự tin. Lúc trả lời các câu hỏi, yếu tố này không chỉ giúp mang đến bạn khí chất chuyên nghiệp, còn tạo sự tin cậy ở phía nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, bạn có thể thể hiện thái độ chuyên nghiệp của mình bằng cách nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng. Trả lời câu hỏi với tông giọng nói vừa phải, dễ nghe, rõ ràng và mạch lạc. Nếu mất bình tĩnh, bạn hãy hít một hơi thật sâu trước khi nói để giúp bản thân lấy lại được sự tự tin.

Tận dụng tối đa ngôn ngữ hình thể khi trả lời phỏng vấn

Bạn có biết rằng ngôn ngữ hình thể là hình thức chiếm đến 70% “thông điệp” bạn muốn gửi đến người đối diện không? Các chuyên viên phỏng vấn phòng nhân sự đều đã được đào tạo bài bản về cách đọc ngôn ngữ cơ thể, vì vậy họ luôn biết được bạn đang trong tâm trạng như thế nào.

Tận dụng tối đa ngôn ngữ hình thể để truyền thông điệp của bạn đến nhà tuyển dụng

Có những biểu hiện như: Liên tục cọ 2 bàn tay vào nhau khi trả lời câu hỏi cho biết bạn đang che giấu điều gì đó, ngó nghiêng ngó dọc thể hiện bạn đang tập trung kém,...

Bởi thế, hãy tận dụng điểm này bằng cách thể hiện các cử chỉ toát ra sự tự tin của mình. Ví dụ như ánh mắt thân thiện, ngồi thẳng lưng và tập trung,... Như vậy, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh: Đừng nói "không", hãy nói "chưa"

Một trong những cách trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng, thông minh và hữu hiệu nhưng không được nhiều người biết tới. Đó chính là bạn đừng nói “không”, hãy nói “chưa”.

Nếu được hỏi về vấn đề không biết, bạn không nên trả lời “Tôi không biết”. Bởi sẽ mang đến cảm giác tiêu cực và thụ động. Thay vào đó, bạn có thể trả lời rằng “Tôi chưa tìm hiểu về vấn đề này” hoặc “Tôi sẽ nghiên cứu về nó” để nhà tuyển dụng thấy được thái độ chủ động và học hỏi ở bạn.

Trung thực luôn là yếu tố được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Việc thể hiện các thành tích và kỹ năng của bạn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn đừng quên những điều này cần căn cứ trên sự thật. Bởi họ luôn đề cao và trân trọng sự trung thực.

Trung thực là yếu tố luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Bạn hãy tập trung vào những điểm mạnh của mình cũng như lý do vì sao bản thân đủ tiêu chuẩn cho vị trí công ty đang tuyển dụng.

Không chỉ những người có năng lực hay thành tích nổi trội được đánh giá cao. Sự trung thực và dám thừa nhận khuyết điểm cũng là một sự tự tin ngầm có thể giúp bạn nổi bật hơn nhiều ứng viên khác.

Trả lời rõ ràng, tràn đầy năng lượng tích cực

Không chỉ nội dung câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng còn chú trọng cả cách ứng viên trả lời câu hỏi, giọng điệu và năng lượng trong từng câu, từng chữ. Bạn hãy sử dụng giọng điệu rõ ràng, tràn đầy năng lượng tích cực, tự tin để trả lời câu hỏi. 

Ví dụ:

“Tôi thành thạo 4 ngôn ngữ khác nhau như:HTML, Java, Python, C++. Tôi cũng là người đam mê và học hỏi nhanh coding. Ở công việc đầu tiên, khi bắt đầu code tôi đang làm việc trên landing page trong trình soạn CMS. 

Nhận thấy rằng tại công ty không ai biết cách code trong CSS nên tôi đã tự học, nghiên cứu. Nhờ đó, tôi đã có thể hoàn thành thành công dự án và release landing pae đúng thời hạn.”

Không nói xấu công ty cũ

Trong các buổi phỏng vấn “vì sao bạn lại ngừng làm việc ở công ty cũ?” là một trong những câu hỏi thường gặp nhất. Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên nói xấu sếp hay công ty cũ. 

Không nói xấu công ty cũ khi đi phỏng vấn xin việc

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng lý do khách quan, dễ gây sự đồng cảm như: “Bởi tôi muốn thử sức ở một môi trường mới năng động hơn”.

Các doanh nghiệp, công ty muốn thuê nhân sự để giải quyết vấn đề vượt qua những tình huống khó khăn. Với công việc hiện tại của mình, nếu bạn cảm thấy chán nản hãy tập trung nói về những gì bạn đã thu được từ trải nghiệm đó và điều bạn muốn làm tiếp theo.

Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên của mình. Vì nếu trúng tuyển, công ty sẽ phân chia bạn vào một nhóm để được đào tạo, hỗ trợ và làm quen với công việc.

Bạn cần biết cách phối hợp khéo léo, khiêm tốn và hợp tác với đồng nghiệp. Mục đích là để chứng tỏ bạn là người linh hoạt và có thể dễ dàng thích nghi với tập thể. 

Ngoài ra, bạn hãy thể hiện bản thân là người làm việc nhóm tốt thông qua các tố chất: Biết tiếp thu, lắng nghe ý kiến, có khả năng tư duy và làm việc vì mục tiêu chung của cả nhóm,...

Bộc lộ ưu - khuyết điểm của mình một cách khéo léo

Nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn chưa có kinh nghiệm cứ ngỡ rằng càng thể hiện nhiều ưu điểm của mình càng tốt. Tuy nhiên, thực tế tư tưởng này lại là con dao hai lưỡi. Bởi nếu không khéo, những điểm mạnh bạn muốn chứng tỏ sẽ trở nên khai trương và thiếu chuyên nghiệp.

Hãy bộc lộ ưu – khuyết điểm của bạn một cách khéo léo

Tốt nhất bạn hãy chọn lọc ưu điểm liên quan đến yêu cầu về công việc. Đồng thời đưa ra một số dẫn chứng về ưu điểm đó đã giúp bạn giải quyết khó khăn như thế nào, thành quả đạt được ra sao,... Ngoài ra, biết cách nói về điểm yếu và sớm khắc phục cũng là cách thông minh để được tuyển dụng.

Ví dụ:

“Lần đầu tiên làm việc IT manager tại công ty XYZ, tôi đã nhận ra rằng doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn nếu chuyển sang multi-cloud infrastructure. 

Tôi đã giành được nhiều chứng chỉ, chứng nhận cho phép bản thân phát triển ứng dụng dựa trên cloud cho công ty. Cuối cùng, sản lượng của doanh nghiệp đã tăng lên 20%.”

Bạn hãy chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Dù chuẩn bị kỹ càng đến đâu nhưng nếu chỉ ngồi im và thụ động đợi được hỏi mới trả lời sẽ mất kha khá điểm. Vì vậy, bạn hãy chủ động đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng để buổi phỏng vấn là cuộc trao đổi của hai bên, giúp không khí bớt căng thẳng, thoải mái và gần gũi hơn.

Tuy nhiên, thay vì đặt những câu hỏi về thông tin cơ bản của công ty. Bạn hãy đưa ra nghi vấn một cách thông minh, có sự liên kết với công việc như: “Tôi nên bổ sung thêm kỹ năng gì để có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn?”, “Công việc của tôi có ứng dụng công nghệ nào hỗ trợ không?”,...

Trên đây là những kỹ năng, cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp. Với thái độ tự tin cùng việc chuẩn bị kỹ càng, ITNavi chúc buổi phỏng vấn của bạn thành công rực rỡ.

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: 10 cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp gây ấn tượng nhất

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI