Blockchain là gì? Tất tần tật từ a-z về công nghệ Blockchain
Cùng phát triển vượt trội công nghệ thông tin, Blockchain đã trở thành xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong tài chính, điện tử,…Vậy Blockchain là gì? Nguyên lý hoạt động của công nghệ này như thế nào?
Tất cả sẽ được ITNavi giải đáp trong bài viết này. Cùng đón đọc để hiểu rõ hơn về công nghệ Blockchain bạn nhé!
Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Đây là công nghệ chuỗi – khối cho phép chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin một cách an toàn, nhanh chóng trên hệ thống mã hóa phức tạp. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn Blockchain tương tự cuốn sổ cái kế toán của các công ty/ doanh nghiệp.
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin một cách an toàn, nhanh chóng trên hệ thống mã hóa phức tạp
Trong đó, mỗi khối(Block) đều chứa thông tin về thời gian tạo. Chúng được liên kết với khối trước đó kèm theo mã thời gian cùng với dữ liệu để tiến hành giao dịch.
Những dữ liệu khi đem vào hệ thống và được chấp nhận bởi mạng lưới sẽ không thể thay đổi được. Công nghệ được thiết kế nhằm chống lại việc thay đổi dữ liệu hoặc gian lận.
Người nào sáng lập ra Blockchain?
Blockchain xuất hiện vào năm 1991 bởi W. Scott Stornetta cùng với Stuart Haber. Hai nhà toán học này muốn triển khai hệ thống không giả mạo timestamp trên tài liệu.
Năm 2005, một người hay nhóm ẩn danh tên Satoshi Nakamoto đã trình bày khái niệm nguyên sơ của Blockchain tạo ra giao thức mã nguồn mở tên Bitcoin(BTC).
Cấu trúc của Blockchain là gì?
Mỗi Block sẽ có 3 phần:
Mỗi Block sẽ có 3 phần là dữ liệu, Hash của khối hiện tại và Hash khối liền kề
- Dữ liệu: Đây là thông tin về bàn ghi đã xác thực, mã hóa trong khối. Hệ thống liệu tục update các dữ liệu đó và bảo vệ bởi những thuật toán đồng thuận.
- Hash của khối hiện tại: Chuỗi ký tự khác biệt tạo ra ngẫu nhiên. Chúng đại diện cho mỗi một Block. Mã hàm này có nhiệm vụ là phát hiện đổi thay trong khối của mỗi chuỗi.
- Hash khối liền kề: Thông tin giúp các Block liên kết với nhau trong chuỗi.
Thuật toán Blockchain
Blockchain có 6 thuật toán phổ biến bạn cần nhắm được:
Thuật toán |
Chi tiết |
✔️ Proof of Work(PoW) |
PoW(bằng chứng công việc) được ứng dụng chủ yếu trong tiền điện tử như Bitcoin, Litecoin, Ethereum, Dogecoin…. Đặc biệt PoW phổ biến trong các hoạt động đào Coin. Các thợ đào Coin dùng Proof of Work để giải những bài toán tạo mã Hash. Nếu như thành công, giao dịch được xác nhận và hình thành các khối mới. Tuy nhiên cơ chế đồng thuận này lại tốn nhiều điện năng. |
✔️ Proof of Stake(PoS) |
PoS(bằng chứng cổ phần) là cơ chế đồng thuận phổ biến được ứng dụng chủ yếu ở Peercoin, Decred và tương lai Ethereum cùng nhiều tiền điện tử khác. Cơ chế này có phân cấp thấp hơn vì thế tiêu hao ít năng lượng và không dễ bị đe dọa. |
✔️ Proof of History(PoH) |
PoH là thuật toán đồng thuận chủ yếu dựa trên thứ tự và thời gian giữa những giao dịch với dự án(Solana). Sự ưu tiên của thuật toán này sẽ dựa vào thời gian giao dịch. Dù bạn ở bất cứ đâu, tại những không gian phi tập trung, PoH cũng sẽ giải quyết các vấn đề về mốc thời gian. |
✔️ Proof of Authority(PoA) |
Thuật toán PoA chủ yếu dựa vào danh tiếng của người xác thực. Chính vì vậy, khi thực hiện Proof of Authority, mọi thông tin đều được bảo mật để bảo đảm tin cậy cho các giao dịch. ZINC(ZINC), MakerDAO(xDAI) là hai dự án tiêu biểu ứng dụng PoA. |
✔️ Byzantine Fault Tolerance(BFT) |
BFT là thuật toán chống gian lận trên Blockchain. Byzantine Fault Tolerance giúp tạo các bản ghi trung thực và chính xác. Hiện Ripple(XPR), NEO(NEO), Stellar(XLM) là 3 dự án đang ứng dụng BFT. |
✔️ Proof of Reputation(PoR) |
Proof of Reputation là thuật toán khá trừu tượng. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản PoR chính là đơn vị được chọn để tiến hành xác thực block uy tín. Nếu như họ gian lận, mức uy tín đó sẽ giảm xuống. Công ty/doanh nghiệp càng lớn, độ tín nhiệm cũng sẽ càng cao. Điều này chứng tỏ sự đảm bảo của họ tốt hơn. |
Các loại Blockchain
Hệ thống Blockchain được chia thành 3 loại chính là Public, Private và Hybrid. Cụ thể:
Public Blockchain
Public cho phép mọi người có quyền đọc, ghi dữ liệu ở Blockchain. Để tham gia quá trình xác thực các giao dịch ở Public Blockchain cần có nhiều nút. Chính vì thế, muốn tấn công Public là điều bất khả thi.
Public cho phép mọi người có quyền đọc, ghi dữ liệu ở Blockchain
Blockchain công khai có đặc điểm là phi tập trung, tức là không có tham gia của bên thứ 3. Loại này có ưu điểm là chống lại được Censorship(kiểm duyệt). Bởi đa quốc tịch và mạng lưới quá rộng, cho nên, chính phủ sẽ không thể điều khiển và kiểm soát được.
Hơn nữa, mỗi một Public Blockchain đều có phần thưởng riêng dành cho những bên tham gia mạng lưới.
Private Blockchain
Private Blockchain chỉ cho phép bạn đọc dữ liệu, không được ghi. Quyền ghi thuộc về bên thứ ba đáng tin cậy. Vậy nên, thời gian xác nhận giao dịch diễn ra khá nhanh.
Private Blockchain chỉ cho phép bạn đọc dữ liệu, không được ghi
Loại Blockchain này có đặc điểm là tập trung hóa. Tức là chỉ người tham gia mạng lưới mới có thể biết các giao dịch. Ở đây, quyền hành của bên thứ 3 là khá lớn.
Private hữu ích cho những công ty muốn kiểm soát mọi hoạt động nhưng không công khai thông tin. Chuỗi có thể có hoặc không thưởng cho những cá nhân tham gia.
Hybrid Blockchain
Hybrid Blockchain(Blockchain hỗn hợp) chính là sự kết hợp giữa 2 loại trên. Chính vì thế, Hybrid được Public và Private bảo mật.
Hybrid Blockchain chính là sự kết hợp giữa 2 loại trên
Công ty/doanh nghiệp có thể tự chọn các dữ liệu mình muốn công khai hoặc bảo mật. Đặc biệt, chi phí giao dịch tại Hybrid thấp hơn nhiều so với hai loại Blockchain trên.
4 phiên bản chính của Blockchain
Qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay Blockchain có chính thức 4 phiên bản khác nhau gồm:
Phiên bản |
Đối tượng |
Chi tiết |
✔️ Blockchain 1.0 |
Tiền tệ. Thanh toán. |
Blockchain 1.0 được ứng dụng chủ yếu trong tiền mã hóa. Phiên bản này gồm việc kiều hối, chuyển đổi tiền tệ, đồng thời tạo hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Hay nói cách khác, Blockchain 1.0 giúp những giao dịch tiền ảo trở nên phi tập trung, diễn ra minh bạch, nhanh chóng. |
✔️ Blockchain 2.0 |
Tài chính. Thị trường. |
Blockchain 2.0 ứng dụng trong việc xử lý tài chính, cũng như ngân hàng(trái phiếu, cổ phiếu, nợ, chứng khoán,…). Điểm nổi bật của phiên bản này đó chính là được nâng cấp Smart Contract(hợp đồng thông minh). Đây chính là hợp đồng lập trình sẵn, được ký kết giữa các bên tham gia và giám sát chặt chẽ. Smart Contract không bị can thiệp bởi các bên thứ 3. Điều này giúp bảo đảm được tính bảo mật ở mức cao nhất. |
✔️ Blockchain 3.0 |
Thiết kế. Giám sát hoạt động. |
Blockchain 3.0 chính là sự kết hợp giữa Smart Contract(Blockchain 2.0) cùng Dapp(ứng dụng phân tán)– nơi dữ liệu được lưu tại kho lưu trữ phi tập trung và được viết bởi ngôn ngữ lập trình. Không chỉ phục vụ cho tài chính, phiên bản này còn hướng tới nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, Y tế, nghệ thuật hay chính phủ. |
✔️ Blockchain 4.0 |
Doanh nghiệp. |
Blockchain 4.0 phát triển tập trung chủ yếu vào các công ty/ doanh nghiệp. Chúng giúp tạo và chạy những ứng dụng giao dịch hiệu quả, an toàn và nhanh chóng hơn. Một doanh nghiệp dù mới thành lập vẫn có thể phát triển được ứng dụng phân quyền nhờ Blockchain 4.0. Công ty có thể quyết định tới những dữ liệu mà tài khoản được xem nào đó. Tuy nhiên vẫn bảo đảm tính bảo mật, đồng thời không sửa đổi được thông tin, khả năng lưu trữ tự động khi thực hiện giao dịch và thanh toán. |
Ưu – nhược điểm của Blockchain
Hầu hết những Blockchain đều được thiết kế như cơ sở dữ liệu phi tập trung với chức năng sổ cái kế toán. Những sổ cái Blockchain đều có chức năng ghi, lưu trữ mọi dữ liệu trong khối và tổ chức theo trình tự thời gian nhất định, được liên kết thông qua bằng chứng mật mã.
Sổ cái Blockchain có chức năng ghi, lưu trữ mọi dữ liệu trong khối và tổ chức theo trình tự thời gian nhất định, được liên kết thông qua bằng chứng mật mã
Nói cách khác Blockchain đem lại lợi ích thiết thực trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ giúp bảo mật thông tin, dữ liệu ở môi trường không cần tới sự tin tưởng. Nhưng, với bản chất phi tập trung, Blockchain cũng có một số nhược điểm. Cụ thể:
Ưu điểm của Blockchain là gì?
Blockchain có ưu điểm nổi trội như sau:
Ưu điểm |
Chi tiết |
✔️ Không thể làm giả hoặc phá hủy chuỗi Blockchain |
Gần như những chuỗi Blockchain đều không phá huỷ được. Theo những nghiên cứu trước đó, chỉ Quantum Computer(máy tính lượng tử) mới can thiệp được và có thể giải mã chuỗi Blockchain. |
✔️ Bất biến |
Một khi thông tin, dữ liệu đã được nhập vào Blockchain, gần như không sửa được. Các thông tin chỉ thêm vào được khi mọi thành viên trong hệ thống chấp thuận. Chỉ có người tạo ra dữ liệu đó mới có thể sửa đổi và được lưu trữ mãi mãi trên Blockchain. |
✔️ Bảo mật dữ liệu |
Dữ liệu trong Blockchain được bảo mật gần như tuyệt đối. Bởi các thông tin này được lưu trữ ở những khối(Block) được liên kết bởi thuật toán phức tạp. Khi quy mô của chuỗi(Chain) càng lớn, việc để lộ những thông tin trong hệ thống sẽ càng khó. Từ đó loại bỏ được những tình trạng đánh cắp, sửa đổi sai lệch thông tin. |
✔️ Minh bạch |
Bất cứ ai đều có thể theo dõi được dữ liệu ở Blockchain từ địa chỉ này đến địa chỉ khác. Không những vậy, công nghệ còn giúp bạn theo dõi, thống kê lịch sử trên những địa chỉ đó. |
✔️ Hợp đồng thông minh |
Những kỹ thuật số đều được tạo bằng đoạn code IFTTT(if-this-then-that) trong Blockchain. Chính vì thế, hợp đồng cho phép hệ thống thực thi tất cả mọi thứ, không cần tới sự tham gia của thứ ba. Những điều khoản ở hợp đồng thông minh thực thi khi điều kiện trước đó được đáp ứng, không ai có thể hủy bỏ hoặc ngăn chặn nó. |
Nhược điểm của Blockchain
Bên cạnh các ưu điểm trên, Blockchain cũng một số nhược điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng:
- Dễ bị dòm ngó bởi Hacker: Khi Blockchain được tin tưởng, có nhiều giao dịch sẽ trở thành “con mồi béo bở” của các Hacker thông qua tấn công 51%
- Một khi các dữ liệu được thêm vào Blockchain, việc sửa đổi chúng là rất khó.
- Ngoài ra, khi Private – key bị mất, tiền của người dùng bị mất theo và không thể lấy lại được.
Công nghệ Blockchain hoạt động dựa vào nguyên lý nào?
Blockchain được coi như nền tảng cho những ứng dụng mới. Blockchain hoạt động trên nguyên lý sau:
Nguyên lý mã hoá
Để thực hiện giao dịch ở Blockchain, chúng ta cần phần mềm cho phép lưu trữ, trao đổi điện tử. Phần mềm đó chính là Ví điện tử. Loại ví này được bảo vệ bởi nguyên lý mã hóa đặc biệt là dùng cặp khóa bảo mật công khai(Public key) và riêng tư(Private key).
Để thực hiện giao dịch ở Blockchain, chúng ta cần Ví điện tử
Khi mã hóa thông điệp bằng Public key: Chủ sở hữu khóa riêng tư- cặp của khóa công khai này mới giải mã, đọc được nội dung trong thông điệp.
Khi mã hóa bởi Private key: Lúc này bạn đã tạo chữ ký điện tử để máy tính trong Blockchain tiến hành kiểm tra chủ thể cũng như tính xác thực giao dịch. Nếu một ký tự đơn ở giao dịch này hay đổi, chữ ký điện tử cũng thay đổi theo. Chính vì vậy các Hacker khó lòng sửa được số Bitcoin muốn gửi hay giao dịch.
Quy tắc của sổ cái
Mỗi một node trong Blockchain đều được lưu giữ bản sao sổ cái kế toán. Chính vì vậy những node này đều biết tài khoản của bạn có số dư là bao nhiêu. Tuy nhiên, Blockchain không theo dõi số dư tài khoản, chỉ ghi lịch sử của những giao dịch được yêu cầu.
Mỗi một node trong Blockchain đều được lưu giữ bản sao sổ cái kế toán
Để biết trên ví điện tử có số dư bao nhiêu, bạn cần xác nhận mọi giao dịch liên quan đến ví đã diễn ra trên Blockchain.
Nguyên lý tạo khối
Những giao dịch khi đã gửi lên Blockchain đều được phân vào các khối. Giao dịch trong khối đều cùng xảy ra ở một thời điểm. Ngược lại, giao dịch chưa được xác nhận khi không thực hành trong một khối.
Những giao dịch khi đã gửi lên Blockchain đều được phân vào các khối
Mỗi nút chúng ta có thể nhóm giao dịch cùng nhau vào khối và gửi đến mạng lưới như ẩn ý cho các khối kế tiếp được phép gắn vào sau đó. Bất cứ nút nào cũng tạo được khối mới.
Để có thể thêm Blockchain, mỗi khối cần chứa quãng mã tạo bằng hàm hash không thể đảo ngược. Cách để xử lý phương trình này đó chính là đoán số ngẫu nhiên, đồng thời kết hợp nội dung khối trước, từ đó tạo ra kết quả đúng.
Thuật toán bảo mật Blockchain
Những giao dịch trong Blockchain được bảo mật bởi những thuật toán chúng tôi chia sẻ bên trên. Khi khối chứa một tham chiếu tới Block trước đó, đây sẽ là vấn đề đề toán học cần giải quyết để có thể truyền Block sau đến mạng lưới.
Chính vì thế, muốn tính toán trước các Block là điều rất khó bởi nó cần tính số lượng lớn những số ngẫu nhiên để giải quyết khối và đặt trên Blockchain. Cho nên, những giao dịch trên Blockchain ngày càng an toàn hơn.
5+ ứng dụng trong thực tiễn của công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain hiện được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ và công nghiệp. Cụ thể:
Tài chính và ngân hàng
Ngành tài chính, ngân hàng có đặc thù là dễ xâm phạm bảo mật dữ liệu của người dùng và tập trung quyền lực. Chính vì thế Blockchain đã được ứng dụng để giải quyết các vấn đề trên.
Nhờ tính năng hợp đồng thông minh, Blockchain có thể bỏ qua những bên trung gian giúp tăng tốc độ giao dịch, tiết kiệm hiệu quả chi phí
Nhờ tính năng hợp đồng thông minh, Blockchain có thể bỏ qua những bên trung gian giúp tăng tốc độ giao dịch, tiết kiệm hiệu quả chi phí. Đồng thời hệ thống còn có thể cải thiện được công nghệ quản lý thông tin cũ và hạn chế những rủi ro tài chính khi thanh toán.
Ứng dụng của Blockchain trong tài chính, ngân hàng như:
- Xác thực khả năng tín dụng cũng như thông tin khách hàng: Công nghệ cho phép thực hiện các giao dịch dù không có trung gian xác minh.
- Mạng lưới tiến hành xác minh, thanh toán giao dịch ngang hàng.
- Hạn chế và quản lý rủi ro khi thanh toán bởi vỡ nợ hay trục trặc kỹ thuật trước khi giao dịch.
- Quản lý thông minh: Công nghệ cho phép đổi mới liên tục, cải tiến và lặp lại dựa vào sự đồng thuận ở mạng lưới.
Thương mại điện tử
Do ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến thế giới phải dần chuyển hướng thương mại trực tuyến. Quá trình dịch chuyển này đã đặt vấn đề về việc quản lý chuỗi cung ứng, tính bảo mật và quá trình vận chuyển sản phẩm/hàng hóa tới người tiêu dùng, thậm chí là chi phí.
Blockchain giải quyết các vấn đề kể trên bằng những hợp đồng thông minh. Đồng thời tạo điều kiện cho những bên tham ra dễ dàng liên kết với doanh nghiệp/công ty đa quốc gia.
Ngoài ra đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ việc trung gian. Hơn nữa, Blockchain còn gắn giải pháp thanh toán trên sàn thương mại điện tử, website.
Ứng dụng của Blockchain trong thương mại điện tử gồm:
- Quản lý dữ liệu khách hàng.
- Theo dõi tình trạng, thông tin về sản phẩm/hàng hóa qua serial, QR.
- Xây dựng trên sàn thương mại điện tử hay website hệ thống thanh toán, ví điện tử, thẻ quà tặng, khách hàng thân thiết, tri ân khách hàng…
- Vận hành, đồng thời quản lý chuỗi cung ứng.
Giáo dục
Blockchain giúp lưu trữ dữ liệu về bảng điểm, kinh nghiệm thực tế, quá trình đào tạo của mỗi người. Công nghệ giúp tránh việc gian lận khi thăng tiên hay xin học bổng hoặc trình bày sai về khả năng làm việc, trình độ học vấn, kỷ luật....
Blockchain giúp lưu trữ dữ liệu về bảng điểm, kinh nghiệm thực tế, quá trình đào tạo của mỗi người
Không những vậy, qua hợp đồng thông minh, hệ thống còn tự động thực hiện nội quy đào tạo. Đồng thời Blockchain cũng lý trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện hạn chế khi giảng dạy, đặc biệt học viên có thể nêu ý kiến phản hồi.
Dưới đây là một số ứng dụng của công nghệ Blockchain trong Giáo dục:
- Quản lý đánh giá uy tín khi nghiên cứu khoa học.
- Ghi lại những dữ liệu bảo mật về điểm số, học tập cho hệ thống học trực tuyến. Cùng với đó là đánh giá năng lực cá nhân dựa vào yêu cầu tuyển sinh.
- Lưu trữ và theo dõi bảng điểm, bằng cấp của mỗi sinh viên và thông tin đơn vị đào tạo.
- Xem xét ứng viên phù hợp việc giảng dạy không để đưa ra quyết định mời họ làm việc.
Truyền thông, viễn thông
Triển khai Blockchain trên đám mây sẽ giúp nhà cung cấp truyền thông tối ưu hóa được những quy trình hiện khi rà soát quy trình vận hành, chuyển vùng, tăng cường bảo mật mạng và quản lý nhân viên của mình. Từ đó bạn có thể cải thiện, đồng thời phát triển dịch vụ tốt hơn.
Ứng dụng của Blockchain trong viễn thông, truyền thông gồm:
- Chống gian lận khi chuyển vùng: Những thỏa thuận chuyển vùng của các nhà khai thác sẽ minh bạch. Bởi nút được chỉ định trong khối đóng vai trò là người khai thác để tiến hành xác minh giao dịch phát trên mạng.
- Chuyển đổi 5G: Thỏa thuận giữa các mạng và quy tắc sẽ ở dạng hợp đồng thông minh. Tức là hệ thống sẽ tự kết nối thiết bị với nhà mạng gần nhất và tiến hành tính phí dịch vụ cũng như đánh giá tính liên tục của kết nối.
- Kết nối Internet: Tạo môi trường truyền tải mọi dữ liệu an toàn qua việc tạo mạng lưới ngang hàng tự quản.
Sản xuất
Khi sản xuất, chúng ta cần sổ cái để tiến hành theo dõi quy trình sản xuất, phân phối, tồn kho, thông tin giao dịch, chất lượng hàng hóa…. Blockchain giúp tăng năng suất quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Blockchain giúp tăng năng suất quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất
Với người tiêu dùng, kiểm tra tính xác thực của sản phẩm sẽ ngăn chặn việc mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả.
Dưới đây là một số ứng dụng của Blockchain đối với sản xuất:
- Theo dõi số lượng hàng hóa nhập – bán cùng lịch trình sản xuất.
- Quản lý kho bãi, hàng tồn kho.
- Truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa qua các khâu.
- Theo dõi nguồn nguyên liệu sản xuất.
Y tế
Không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới hiện đang đẩy mạnh việc triển khai số hóa thông tin đối với quản lý dữ liệu, trong đó có Y tế. Blockchain được dùng để quản lý tài sản, đồng thời lưu trữ thông tin về bệnh nhân, quản lý đơn đặt hàng, hàng tồn kho, thanh toán thuốc và thiết bị y tế.
Blockchain được dùng với mục đích lưu trữ thông tin về bệnh nhân, quản lý đơn đặt hàng, hàng tồn kho, thanh toán thuốc và thiết bị y tế
Dù ngày nay có nhiều thiết bị giám sát dịch vụ này, tuy nhiên chúng vẫn còn hạn chế về bảo mật. Chính vì vậy Blockchain là chọn lựa hàng đầu.
Ứng dụng của Blockchain trong Y tế như sau:
- Theo dõi, quản lý bệnh lý và tăng cường quản lý về chất lượng.
- Quản lý thiết bị y tế, chuỗi cung ứng thuốc: Theo dõi nguồn gốc, hạn dùng của vật tư Y tế.
- Tăng tính minh bạch trong xuất xứ xét nghiệm lâm sàng, tự động hóa giao dịch khám chữa bệnh, quyền sở hữu dữ liệu bệnh nhân.
Nông nghiệp
Hệ thống sổ cái của Blockchain sẽ giúp các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng lưu trữ được những giao dịch, tăng tính minh bạch thông tin hàng hóa từ cơ sở sản xuất cho tới chế biến. Những dữ liệu liên quan đến quản lý giá cả, chất lượng, tài chính, bán hàng đều được cập nhật vào Blockchain.
Ứng dụng của Blockchain trong nông nghiệp như sau:
- Quản lý chuỗi phân phối sản phẩm tồn kho, cung ứng sản phẩm.
- Lưu trữ các thông tin về hàng hóa, tiêu chuẩn thực phẩm sạch, quy trình chăm sóc.
- Truy xuất vòng đời nông sản và nguồn gốc.
Logistic
Sở hữu nhiều tính năng thông minh, việc ứng dụng Blockchain vào Logistic là điều đúng đắn. Blockchain góp phần giúp chúng ta đẩy mạnh quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa. Chính vì thế, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công, vận chuyển, phát sinh như cầu cảng, kho bãi… và thời gian.
Blockchain góp phần giúp chúng ta đẩy mạnh quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa
Bên cạnh đó việc kết hợp công nghệ này còn giúp chúng ta quản lý được lịch trình di chuyển, rà soát chuyến đi của xe hàng.
Ngoài ra Blockchain còn được ứng dụng trong nhiều ngành khác như bất động sản, du lịch, từ thiện….
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Blockchain. Hy vọng qua đó bạn đã biết Blockchain là gì và tích lũy được những kiến thức về nền tảng này. Theo dõi ITNavi để cập nhật thông tin mới nhất về công nghệ Blockchain bạn nhé!
Ban đọc có thể xem thêm bài viết:
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Blockchain là gì? Tất tần tật từ a-z về công nghệ Blockchain