Buffer là gì - Sự khác biệt giữa Cache và Buffer

ITNavi 17 Aug 2021 12582

Khi đang đọc tài liệu hướng dẫn hay đi dạo trên các diễn đàn về công nghệ, bạn đã gặp phải thuật ngữ Buffer, nhưng lại không hiểu buffer là gì? Vai trò của nó như thế nào đối với lập trình? Vì sao chúng ta cần sử dụng buffer? Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi như trên, cùng chúng tôi khám phá ngay bây giờ để hiểu rõ hơn về buffer nhé!

Buffer là gì?

Buffer được gọi là vùng dữ liệu tạm thời trong khoảng thời gian chờ để được chuyển đến vị trí khác. Thông thường, buffer được lưu trữ trong bộ nhớ tạm hay còn được gọi là bộ nhớ RAM. Buffer được phát triển với mục đích nhằm ngăn chặn xảy ra tắc nghẽn dữ liệu khi được gửi đi từ một port Buffer là gì?

Buffer là gì?

Buffer thì cho phép thiết bị hay quy trình có thể hoạt động được mà không bị ảnh hưởng hay tác động bởi các thiết bị và chương trình khác Để Buffer có thể hoạt động một cách hiệu quả, thì size của Buffer và những thuật toán dùng để di chuyển dữ liệu ra hay vào Buffer cần phải được designer cho Buffer đấy xem xét cụ thể, chi tiết Giống với bộ nhớ đệm Cache thì Buffer chính là “ một điểm lưu trữ không gian” nhưng không tồn tại quá lâu để có thể đẩy nhanh tốc độ của một hoạt động trong sự phối hợp giữa những hoạt động riêng lẻ Buffer được sử dụng trong cả lập trình và cả phần cứng

Buffer được sử dụng trong cả lập trình và cả phần cứng

Bạn đọc tham khảo thêm: Monitor là gì? Đặc điểm, chức năng và phân loại Monitor

Ứng dụng của Buffer là gì?

Một ví dụ để giúp bạn dễ hiểu hơn: Khi bạn xem một video trực tuyến lúc này sẽ có hai cách để trình duyệt có thể tải dữ liệu từ video này:
  • Cách 1: Tải hết toàn bộ dữ liệu của video xong rồi mới chạy
  • Cách 2: Tải từng phần nhỏ của video, chạy từng phần khi dữ liệu được tải về. Ta có thể hiểu đơn giản là lúc này dữ liệu của cả video được chia nhỏ ra, sau đó tải về rồi lưu vào bộ nhớ tạm của trình duyệt tiếp theo Player của trình duyệt sẽ lấy những dữ liệu đã tải này xử lý chúng thành âm thanh, hình ảnh cho bạn xem. Dữ liệu được tải đến đâu thì sẽ play đến đấy, trong trường hợp bạn xem quá nhanh thì sẽ phải chờ để dữ liệu được tải thêm cho đến khi hình thành
Với cách làm như cách thứ hai thì từng phần dữ liệu video tải về máy được gọi là buffer  Buffer giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian

Buffer giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian

Vai trò của Buffer? Tại sao chúng ta cần sử dụng Buffer?

Khi so sánh hai cách tải video của trình duyệt chúng tôi vừa nêu trên, với cách đầu tiên chắc rằng sẽ khiến người dùng phải chờ trong một khoảng thời gian trước khi toàn bộ dữ liệu của đoạn video này được tải về máy. Nếu gặp trường hợp dung lượng video quá lớn thì với cách làm này sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian để chờ đợi rồi mới có thể xem được video Vai trò của Buffer

Vai trò của Buffer

Ngược lại, khi áp dụng cách làm thứ hai, người dùng có thể ngay lập tức xem từng phần nhỏ dữ liệu của video hay còn cách gọi khác là Buffer được tải xuống máy. Tốc độ khi tải từng phần nhỏ dữ liệu thì sẽ nhanh hơn tốc độ xem video của người dùng, lúc này bạn đã có thể xem video một cách liên tục mà không hề bị giật hay ngắt quãng chờ đợi

Bạn đọc tham khảo thêm: 

Việc làm nodejs chất lượng nhất hiện nay

Tuyển dụng python HCM chất lượng nhất hiện nay

Việc làm IT chất lượng nhất hiện nay

Sự khác biệt giữa Cache và Buffer

Trước tiên cần phải hiểu Cache là gì? Cache là kỹ thuật lưu lại các dữ liệu đã được xử lý vào trong một bộ nhớ tạm. Bộ nhớ tạm này thì có tốc độ truy xuất nhanh (RAM hay local storage của client), các lần sau khi cần dùng thông tin thì chỉ cần truy xuất ngay trực tiếp từ bộ nhớ tạm mà không cần làm thêm bất cứ việc gì Cả Cache và Buffer đều có ý nghĩa là vùng lưu trữ tạm, nhưng mục đích sử dụng thì hoàn toàn khác nhau 
  • Mục đích của cache là tạo ra vùng nhớ có tốc độ cao với mục đích nhằm tăng quá trình đọc hay ghi file ra đĩa, trong khi đó buffer chỉ tạo ra vùng nhớ tạm với tốc độ bình thường, có mục đích là gom dữ liệu hay giữ dữ liệu để phục vụ cho một mục đích nào đó
  • Cache được tạo ra từ SRAM: static RAM nên nhanh hơn so với DRAM: dynamic RAM dùng để tạo ra  Buffer
  • Buffer thì không làm tăng thời gian truy cập còn cache làm tăng tốc độ truy cập của CPU
  • Buffer có thể được sử dụng trong bàn phím để chỉnh sửa các lỗi đánh máy mà cache thì không có tính năng như vậy 
  • Buffer thông thường được dùng cho những tiến trình input hoặc output, trong khi đó thì cache chủ yếu được dùng cho các mục đích ghi hoặc đọc file ra đĩa 
  • Cache có thể là một phần của đĩa (có tốc độ cao) hoặc RAM trong khi đó buffer chỉ là một phần của RAM (không thể dùng đĩa tạo ra buffer)
Kết luận: Bài viết bạn vừa đọc xong cũng là toàn bộ những kiến thức cũng như hiểu biết về Buffer là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn, hy vọng nó đã giúp bạn phần nào đó hiểu hơn về Buffer cũng như Buffer giữ những vai trò như thế nào. Nếu có những kiến thức mới mẻ, hay ho và thú vị, đừng ngại ngần hãy chia sẻ ngay với chúng tôi nhé
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Buffer là gì - Sự khác biệt giữa Cache và Buffer

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI