6 điều ứng viên phàn nàn về công ty khi ứng tuyển

ITNavi 13 Apr 2023 2007

Trong mùa tuyển dụng cao điểm, ứng viên IT có nhiều hơn những sự lựa chọn đối với doanh nghiệp. Vì vậy bất cứ một sơ suất nào đó trong quy trình tuyển dụng có thể trở thành “bug” khiến ứng viên phàn nàn về công ty. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp bỏ lỡ mất những ứng viên tiềm năng.Cùng ITNavi tìm hiểu về 6 điều này để nhà tuyển dụng không bỏ lỡ mất nhân tài nhé!

1, Quy trình tuyển dụng kéo dài

Để tuyển chọn được nhân tài, doanh nghiệp thường tạo ra quy trình gồm nhiều bước khác nhau. Thậm chí có công ty dành 1 tuần sàng lọc hồ sơ, 2 ngày sau phỏng vấn qua điện thoại, 1 tuần sau phỏng vấn trực tiếp vòng 1, 1 tuần sau phỏng vấn lần 2,... Quy trình tuyển dụng kéo dài có lẽ là điều khiến ứng viên ngán ngẩm. Vì vậy, hãy tối giản hoá và rút ngắn quy trình tuyển dụng lại nếu không muốn bỏ lỡ nhân tài nhé!

2, Nhà tuyển dụng “mất tích”

“Chờ đợi trong hy vọng”, “nhà tuyển dụng bặt vô âm tín” có lẽ là bức xúc chung của rất nhiều ứng viên sau vòng phỏng vấn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu tuyển dụng của chính doanh nghiệp, thậm chí là thương hiệu cá nhân của HR khi ứng viên đăng tải phàn nàn lên các trang mạng xã hội.

Một số ứng viên chọn cách chủ động liên lạc trực tiếp để hỏi kết quả phỏng vấn. Thay vì đưa ra câu trả lời chính xác, một số HR cứ hẹn đi hẹn lại với ứng viên khiến họ chờ đợi và hy vọng. Hành động này không chỉ gây ra sự mệt mỏi và thất vọng cho ứng viên mà còn cho thấy sự thiếu trách nhiệm của nhà tuyển dụng với những người đã dành thời gian đến dự phỏng vấn.

Vậy nên, thay vì chỉ liên lạc với những ứng viên đạt tiêu chuẩn, HR nên xác định khoảng thời gian nhất định (tốt nhất là trong vòng 3 ngày làm việc) để trả lời ứng viên về kết quả phỏng vấn, quy trình tuyển dụng tiếp theo…để họ có sự chuẩn bị tốt hoặc dành thời gian tìm kiếm những cơ hội mới thay vì chờ đợi trong vô vọng.

3, Mức lương không linh hoạt

Vốn dĩ, doanh nghiệp sẽ đề ra rank lương cố định dành cho vị trí của ứng viên. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp năng lực của ứng viên vượt mức yêu cầu. Tại thời điểm này, nhà tuyển dụng cần điều chỉnh mức lương linh hoạt để chiêu mộ nhân tài.

4, Đòi hỏi ứng viên “full-stack”

Không một ai muốn nhận một công việc đòi hỏi quá nhiều yêu cầu đến mức vô lí. Ví dụ ứng viên ứng tuyển vị trí Back-end Developer nhưng những yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra trong JD hoặc trong buổi phỏng vấn dành cho… cả cái phòng IT. Điều này khiến ứng viên auto reject. Ngoài ra, những ứng viên có kinh nghiệm và tài năng sẽ không giờ ứng tuyển một công việc không có lộ trình phát triển rõ ràng.

5, Bài test dành cho “thiên tài”

Bài test đầu vào giúp đánh giá cơ bản năng lực của ứng viên. Tuy nhiên, không ít HR thiếu chuyên môn về IT đưa ra những bài test quá nhiều yêu cầu khiến ứng viên cảm thấy “sốc”. Điều này dẫn đến việc ứng việc bỏ cuộc và tìm kiếm những cơ hội ở công ty khác.

6, Từ chối vào phút cuối

Không ít trường hợp ứng viên từ chối nhà tuyển dụng sau khi nhận “offer letter” thì cũng hiếm trường hợp ngược lại là nhà tuyển dụng “bỏ rơi” ứng viên. Không ít HR đột ngột thay đổi vào phút cuối, từ chối ứng viên. Lí do thật sự ít được công khai nhưng điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh công ty, tạo nên trải nghiệm không tốt với những ứng viên khác.

Với những chia sẻ trên đây, ITNavi mong rằng anh/chị sẽ có những kinh nghiệm trong quá trình triển khai chiến dịch tuyển dụng và chiêu mộ những ứng viên tài năng.

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: 6 điều ứng viên phàn nàn về công ty khi ứng tuyển

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI