Product owner là gì? Vai trò và công việc của Product Owner
Product owner là gì? Vai trò và công việc của Product Owner
Hiện nay, product owner được biết đến là một trong những công việc giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định các tính năng cả sản phẩm. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết product owner là gì cũng như vai trò và công việc của product owner. Nếu bạn đang tìm kiếm đáp án cho những nghi vấn trên thì hãy theo dõi bài viết của ITNavi ngay sau đây để nhận được câu trả lời.
Khái niệm Product Owner là gì?
Product Owner (còn được gọi là chủ sở hữu sản phẩm) là công việc có trách nhiệm trong việc giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến sản phẩm (cải tiến chất lượng sản phẩm, vận hành sản phẩm) và người tiêu dùng cuối cùng. Từ đó, giúp công ty có thể đạt được mọi mục tiêu kinh doanh để mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
Product owner là gì?
Product Owner nắm vai trò quan trọng trong nhóm phát triển sản phẩm và là người chịu mọi trách nhiệm trong việc chăm sóc sản phẩm tồn động. Công việc Product Owner cần phải thường xuyên tương tác với khách hàng, nhóm phát triển liên quan, người dùng và một số bên liên quan khác.
Vai trò của Product Owner là gì?
- Product Owner nắm giữ vai trò làm người ầu nối cho nhóm phát triển của công ty với các bên có liên quan khác.
- Product Owner sẽ giữ nhiệm vụ giao tiếp kết quả với các bên liên quan để có thể thực hiện công việc dẫn dắt. Từ đó, phát hiện ra các sản phẩm của nhóm và thu thập yêu cầu từ khách hàng để gửi cho nhóm phát triển.
- Product Owner còn phải là những người hiểu hết mọi giá trị về tầm nhìn sản phẩm để có thể truyền đạt được nó đến nhóm Scrum.
- Product Owner cần phải hiểu được mọi mục tiêu kinh doanh nằm trong khuôn khổ rộng hơn liên quan đến thị trường, cũng như nhu cầu của khách hàng, chiến lược của đối thủ cạnh tranh và xu hướng phát triển của kỹ thuật số.
Product owner là người giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm
Một số trường hợp Product Owner còn được xem là những giá trị sở hữu thay mặt cho cả một tổ chức. Ngoài ra, nó còn thay mặt cho cả những bên liên quan khác, Scrum Master đã dần sở hữu quy trình thay mặt cho hầu hết các bộ phận nhóm phát triển.>>>Tham khảo thêm bài viết:Việc làm Product Owner Hà NộiViệc làm Product Owner TP Hồ Chí MinhNgôn ngữ lập trình C và C++
Ứng dụng của Product Owner là gì?
Dưới đây là những ứng dụng nổi bật của Product Owner mà chúng tôi đã tổng hợp được.
- Khả năng sàng lọc tồn đọng: Một công việc của Product Owner là bạn cần phải đưa ra những lựa chọn cụ thể về việc xây dựng việc gì trước và việc gì sau. Product Owner là người quyết định việc xây dựng bằng việc thêm hoặc xóa đi các mục đã tồn đọng theo thời gian quá trình này được gọi là quá trình sàng lọc tồn đọc. Product Owner là một quá trình hoặc hoạt động diễn ra với mục đích chuẩn bị cho việc tồn đọng sản phẩm sao cho dễ dàng nhất.
- Có khả năng tinh chế tồn đọng: Quá trình tồn đọc tinh tế được xem là một trong những loại có khả năng chạy nước rút quá trình lập kế hoạch. Nó giúp cho Scrum Master có thể thực hiện được các cuộc họp kế hoạch chạy nước rút sắp tới cùng với đội ngũ sẽ có nhiều hiệu quả hơn.
- Product Owner giúp cho nhóm có thể tính được kích thước của câu chuyện.
Product owner là vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
- Product Owner sẽ giúp chia những câu chuyện lớn thành chuyện nhỏ, thực hiện cấu thành và ngược lại.
- Nó có khả năng làm nổi bật nên sự cần thiết để có thể biết thêm được chi tiết về nội dung bên trong câu chuyện.
Những công việc mà Product Owner cần phải hoàn thành là gì?
- Product Owner cần phải đảm bảo hoàn thành được những câu chuyện cho những người dùng đã sẵn sàng để phát triển công việc.
- Đảm bảo cho những câu chuyện đều sẽ có tiêu chí chấp nhận chính xác.
- Product Owner cần thực hiện, tập hợp, quản lý để ưu tiên xử lý cho sản phẩm tồn đọng.
- Nó đảm bảo cho việc hợp tác với đội ngũ phát triển luôn được chặt chẽ và bền bỉ.
- Product Owner cần làm việc chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật để đảm bảo cho sản phẩm luôn đáp ứng được vấn đề mà khách hàng đưa ra. Quá trình này có liên quan đến việc chia sẻ khi nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh cùng với nhóm để đảm bảo cho tất cả nỗ lực hoàn thành.
- Họ còn phải có kiến thức sâu rộng với sản phẩm kỹ thuật hoặc những chuyên môn mang tên miền cụ thể hơn.
- Product Owner góp vai trò lớn trong việc đóng góp cho trình quản lý sản phẩm ngay khi họ có thể xác định được các chiến lược nhằm khác biệt hóa cho sản phẩm.
- Theo dõi thường xuyên tiến trình từ hoàn thành cho đến phát hành sản phẩm.
- Nó có khả năng tạo tầm nhìn, lộ trình hoàn thành mục tiêu cho sản phẩm của mình.
- Thực hiện phát triển các định vị cho sản phẩm đề ra.
- Nó giữ vai trò làm việc cùng với một nhóm chức năng chéo bên trong kế hoạch phát triển cho sản phẩm.
Product owner đóng vai trò quan trọng trong trình xử lý sản phẩm
- Thực hiện phát triển personas một mình hoặc có kết hợp với các nhóm bao gồm những chuyên gia thiên hướng trải nghiệm người dùng.
- Giữ nhiệm vụ xác định chính xác nhu cầu của các khách hàng cũng như những tính năng liên quan để có thể đáp ứng được cho họ.
- Nó có khả năng ủng hộ thay ho khách hàng cũng như nhóm phát triển, kết hợp với việc sửa lỗi hoặc giải quyết lỗi đề ra.
Làm sao để trở thành một Product Owner giỏi?
Để có thể trở thành một Product Owner giỏi thì bạn cần phải xây dựng cho bản thân những tố chất sau:
Có tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường
Bạn cần phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về các sản phẩm mà bản thân bạn đang phụ trách là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà một Product Owner cần phải có đầu tiên. Điều này sẽ đảm bảo cho công việc của bạn trở nên hiệu quả hơn trong quá trình tìm kiếm sản phẩm, thẩm định thị hiếu, kế hoạch ổn thỏa và phù hợp hơn rất nhiều. Từ đó, công việc của các Product Owner sẽ dễ thực hiện hơn mà có thể phát huy được hiệu quả. Và những công đoạn cần đi qua của sản phẩm đều có thể hoàn thành một cách nhanh chóng và sẽ nhận được sự đón nhận của khách hàng ngay khi hoàn thiện. Đây chính là lý do mà Product Owner đều phải có tầm hiểu biết về sản phẩm cũng như thị trường để có thể giảm thiểu được các rủi ro.
Product owner cần phải xử lý rất nhiều công việc
Có thể dành nhiều thời gian cho công việc
Để bạn có thể đạt được những kết quả tốt trong công việc thì bạn cần phải dành nhiều thời gian cho nó. Với nghề, Product Owner là người phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm nên họ cần phải dành nhiều thời gian để làm việc cũng như theo dõi tiến độ. Từ đó, nếu như xuất hiện các vấn đề phát sinh thì có thể giải quyết nhanh chóng hơn,..
Có kỹ năng giao tiếp
Đây là một trong những kỹ năng cực phổ biến với hầu hết các ngành nghề hiện nay. Bởi vì các đối tượng mà Product Owner cần phải tiếp xúc rất rộng từ: khách hàng, doanh nghiệp, đội ngũ kỹ thuật,… Chính vì vậy, họ cần phải có khả năng giao tiếp khác trở lên mới có thể truyền đạt được các ý tưởng đến đối tượng mình mong muốn.Khi có khả năng giao tiếp tốt, thì mọi công việc đều sẽ được hoàn thành nhanh chóng, những khách hàng khó tính đều có thể thuyết phục, các bộ phận trong doanh nghiệp đều sẽ được support hết mình,…
Quyết đoán
Một Product Owner cần phải trang bị cho bản thân sự quyết đoán, kiên định cũng như dứt khoát khi tham gia các cuộc họp Daily Sprint. Bởi vì, những cuộc họp diễn ra đều sẽ xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều, nhiều ý tưởng sẽ được đề xuất. Tuy nhiên, người đưa ra quyết định cuối cùng lại chính là Product Owner. Chính vì vậy, sự quyết đoán của họ sẽ góp phần làm yếu tố quyết định chính xác nhất để giải quyết vấn đề.
Kết luận
Product Owner là một trong những cơ hội nghề nghiệp đối với mọi bạn trẻ có nhu cầu. Nếu như bạn đang muốn trở thành một Product Owner đừng quên trau dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng cần có nhé. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giải mã được nghi vấn product owner là gì cho bạn đọc. Từ đó, bạn sẽ có được kiến thức nền tảng để phát triển bản thân hơn khi đi theo mảng này.
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Product owner là gì? Vai trò và công việc của Product Owner