Low Code là gì? Những kiến thức cơ bản về Low Code

ITNavi 20 Nov 2022 2824

Low Code là thuật ngữ chắc chắn cần biết khi làm trong ngành công nghiệp phần mềm. Để hiểu tầm quan trọng một cách cụ thể hơn, hãy đến với bài viết dưới đây.Bên cạnh đó, bạn cũng có góc nhìn khách quan từ việc nghiên cứu sự khác nhau của Low Code và No Code. Hãy tham khảo chia sẻ của ITNavi để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi.

Low Code là gì?

Low Code là gì? Đây được xem là hướng phát triển phần mềm thông qua giao diện kéo và thả trực quan. Hình thức này cung cấp khả năng tùy chỉnh phần lớn chức năng có mã hóa. Công việc được thực hiện trong khi không cần tốn thời gian viết code.

Hướng phát triển phần mềm dựa trên các thành phần có sẵn đang rất phổ biến

Những nền tảng Low Code cơ bản sẽ bao gồm các thành phần được tạo sẵn. Bạn có thể hình dung đây là những mảnh ghép. Người dùng chỉ cần chọn phần mình muốn và kéo – thả.

Sau đó, người lập trình thiết lập lại thông số và nối các thành phần lại với nhau. Chỉ cần như vậy, một giải pháp hoàn thiện đã được ra đời.

Các thành phần của Low Code

Khi tìm hiểu về Low Code, bạn cần biết đến các thành phần chính. Hiểu được những điều này từ sớm giúp quá trình vận dụng chủ động và được rút ngắn hơn.

Khi nghiên cứu, bạn cần nắm được các thành phần tạo dựng Low Code

- Môi trường phát triển tích hợp trực quan(IDE): Là cốt lõi của nền tảng phát triển Low Code. Đây thường là giao diện kéo và thả. Từ đó, coder dùng để lập mô hình quy trình công việc và khai báo có logic.

Đồng thời, từ đây cũng có thể sử dụng để thêm mã viết tay. Thông thường, lập trình viên ứng dụng IDE để tạo hầu hết phần ban đầu của dự án. Sau đó, họ tùy chỉnh ở quãng đường cuối cùng bằng bổ sung mã tùy chỉnh.

- Các trình kết nối: Sẽ cắm nền tảng vào nhiều hình thức dịch vụ, cơ sở dữ liệu và API back – end. Điều này tùy thuộc vào nền tảng Low Code. Từ đây cung cấp khả năng mở rộng và tăng cường chức năng.

- Ứng dụng quản lý vòng đời: Đóng vai trò như công cụ để gỡ lỗi, triển khai và bảo trì code. Điều này vô cùng hữu ích trong quá trình thử nghiệm, xây dựng và sản xuất.

Khi làm việc cùng Low Code, bạn sẽ liên tục bắt gặp các thành phần này. Hiểu đúng sẽ giúp con đường tiếp cận nhanh chóng, đúng hướng hơn.

Mục đích sử dụng Low Code

Không quá khó để bạn nhận ra mục đích sử dụng Low Code là gì. Vai trò trọng yếu chính là giảm số lượng dòng Code phải viết thủ công. Cùng với đó, lượng Code được tái sử dụng nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển ứng dụng diễn ra nhanh chóng.

Khi trải nghiệm, bạn sẽ thấy Low Code có khả năng tổng hợp cao. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng IDE trực quan để tạo một phần. Sau đó, phần này tiếp tục được ứng dụng trong các tình huống khác.

Thông thường Low Code phân chia theo tỷ lệ 80:20 giữa Code đã được mã hóa trước và phần tự viết. Thật tiện lợi khi 80% công việc được lấy từ nguồn có sẵn. Phần còn lại thường là thông số kỹ thuật cuối cùng nếu cần thiết.

Phân biệt Low Code - No Code

Để phân biệt hai thuật ngữ này, trước tiên bạn cần hiểu No Code là gì. Điều này có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn việc Code tay. Hình thức này cũng sử dụng trình tạo quy trình làm việc trực quan và IDE.

Phân biệt các hình thức Code sẽ giúp bạn vận dụng đúng cách

Tuy nhiên, những nhà lập trình viên không cần phải viết Code. Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nhận định rằng sự khác biệt là không đáng kể. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau và so sánh trong bảng dưới đây.

✅ Yếu tố so sánh

Giải thích

✅ Người dùng mục tiêu

- Low Code dành cho User là các doanh nghiệp về kỹ thuật cũng như lập trình viên. Nhiều công cụ vẫn yêu cầu Coder xử lý việc phát triển và thực hiện những chặng cuối cùng để hoàn thiện.

- No Code chỉ phổ biến đối với User là doanh nghiệp.

✅ Thiết kế

- Các nền tảng Low Code vẫn phụ thuộc vào phần Hard Code cho kiến trúc phần mềm

- Trong khi đó, No Code có xu hướng đi theo mô hình và logic khai báo.

✅ Giao diện người dùng

- Low Code thể hiện được sự linh hoạt, cho phép lập trình viên thêm các đoạn mã viết tay.

- No Code là hệ thống khép kín, có xu hướng khóa chặt người dùng vào những điều sẵn có của nền tảng.

✅ Câu lệnh

- Khi làm việc với No Code, bạn sẽ thấy trừu tượng hóa các câu lệnh phổ biến.

- Hình thức còn lại vẫn giữ được khả năng tư duy và viết lệnh. Đây có thể được coi như phần mở rộng của Web Framework, thư viện component, vốn khai thác các câu lệnh, khung phát triển,…Sau đó, bạn sẽ thêm những sắc thái riêng cho tình huống của mình. Nhờ đó, lập trình viên thao tác nhanh chóng, ra quyết định hiệu quả.

- Trong khi đó, No Code chuyển tất cả các câu lệnh thành giao diện người dùng. Qua đó đảm bảo sự logic và tính đơn giản của các bước. Nhờ thế, dù không chuyên về kỹ thuật, doanh nghiệp cũng có thể tự “viết lệnh”. Từ đây suy ra bản chất của No Code là không linh hoạt, khó thay đổi.

Ví dụ tiêu biểu về nền tảng Low Code

Dưới đây là những nhà cung cấp Low Code bạn cần biết. Bởi vì, biết được những nơi này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho lập trình viên.

Google App Creator

Đây là một ví dụ nổi tiếng về nền tảng Low Code đến từ Google. Bạn vẫn cần kiến thức cơ bản về HTML và CSS để tùy chỉnh ứng dụng của mình. Tuy nhiên, thiết kế kéo thả trực quan đã thay thế cho cách làm truyền thống.

App Creator hỗ trợ rất nhiều cho việc tạo ứng dụng. Đồng thời, công cụ cũng cung cấp các phân tích giúp bạn theo dõi việc sử dụng và quản lý các quyền.

Thông thường, bạn sẽ thấy ứng dụng phổ biến trong việc tạo hệ thống nội bộ cho doanh nghiệp. Từ đó, các app đã có được liên kết cùng với lịch và thông tin nhân viên.

OutSystem

OutSystems cung cấp dịch vụ tương tự như App Creator, nhưng được đánh giá là chuyên nghiệp hơn. User ưa chuộng công cụ này thường là doanh nghiệp. Thao tác đơn giản chỉ bằng yêu cầu kéo và thả.

Nền tảng OutSystem cung cấp nhiều chức năng toàn diện

Từ khi ra mắt, công cụ đã khẳng định được khả năng cung cấp đa giải pháp trong một. Bạn vừa có thể ứng dụng để thiết kế giao diện người dùng Front – End. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu Back – End cũng được chú trọng cùng thao tác dữ liệu liên quan.

Nên sử dụng hình thức Low Code hay không?

Đây là câu hỏi được đặt ra với nhiều người sau khi tìm hiểu về hình thức này. Sử dụng Low Code mang đến tương lai cho dự án của bạn. Điều này trở thành hiện thực ngay cả đối với nhà phát triển độc lập.

Tận dụng những điều có sẵn giúp dự án trở nên tối ưu và khác biệt hơn

Sử dụng kết hợp với các Framework có sẵn đem đến sự hỗ trợ không hề nhỏ. Vì thế, hãy tận dụng Low Code hết mức có thể nếu chúng tối ưu. Điều này không khiến cho tài năng của bạn bị đánh giá thấp.

Thay vào đó, đây là cơ hội để bạn tập trung vào những điều mang đến giá trị khác biệt hơn. Dù là Low Code hay No Code vẫn cần có sự điều khiển chính của con người.

Trên đây là điều cần biết với những ai cần tìm công cụ hỗ trợ lập trình. ITNavi tin rằng Low Code sẽ giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn nếu biết áp dụng đúng cách.

 

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Low Code là gì? Những kiến thức cơ bản về Low Code

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI