Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ấn tượng với nhà tuyển dụng
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào để gây được ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng cũng như giúp ứng viên dễ trúng tuyển hơn ? Đây đang là câu hỏi chung của rất nhiều người hiện nay. Để biết được đáp án, mời bạn cùng ITNavi đón đọc những chia sẻ bên dưới.
Tầm quan trọng của phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?
Nhiều ứng viên thường thắc mắc tại sao khi phỏng vấn thường phải giới thiệu bản thân. Bởi trong mẫu CV xin việc đơn giản đã có đầy đủ thông tin rồi.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn giúp bạn tạo ấn tượng tốt, tăng sự tự tin
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, đây là việc cần thiết tại bất kỳ một buổi phỏng vấn của công ty/doanh nghiệp nào. Dưới đây là một số lý do của việc giới thiệu khi xin việc:
Lý do |
Chi tiết |
✔️ Tạo ấn tượng tối đối với nhà tuyển dụng |
Việc giới thiệu trong lần gặp gỡ đầu tiên sẽ giúp bạn để lại được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Qua việc chia sẻ về bản thân, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về bạn. Không những vậy, việc trình bày mạch lạc, cụ thể còn tại được thiện cảm với người tuyển dụng. |
✔️ Gia tăng sự tự tin |
Khi tham gia phỏng vấn, tâm lý chung của mọi người là hồi hộp. Vậy nên, phần giới thiệu bản thân lưu loát sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn để trình bày các phần tiếp theo. |
✔️ Tạo được sự khác biệt |
Lúc giới thiệu bản thân bạn lồng ghép khéo léo điểm mạnh của mình. Điều này giúp bạn tạo được sự khác biệt trước các ứng viên khác. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ hứng thú hơn với phần trình bày của bạn. |
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn để “đầu xuôi đuôi lọt”
Vậy làm sao để “đầu xuôi đuôi lọt” trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn? Dưới đây là một số cách giới thiệu bản thân cầm chắc thành công khi phỏng vấn bạn nên tham khảo:
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Với những người khi mới ra trường thường chưa có hoặc rất ít kinh nghiệm. Vì thế, ứng viên này khi giới thiệu bản thân rất dễ mắc sai lầm.
Trường hợp kinh nghiệm bị hạn chế, bạn cần khéo léo giới thiệu để chinh phục nhà tuyển dụng
Trường hợp kinh nghiệm bị hạn chế, không có thông tin để chia sẻ, bạn cần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách khéo léo để chinh phục nhà tuyển dụng. Xem thêm: vận chuyển nhật việt uy tín nhất hiện nay?
Phần mở đầu là lời cảm ơn và giới thiệu
Mở đầu là lời cảm ơn chân thành tới những nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội có thể tham gia buổi phỏng vấn.
Ngay sau đó ứng viên hãy giới thiệu về họ tên, tuổi cùng với bí danh(nếu có). Việc này giúp nhà tuyển dụng biết được thông tin cơ bản về bạn.
Nhấn mạnh kỹ năng, thành tích của bản thân
Vì mới ra trường, vậy nên bạn chưa có hoặc có ít kinh nghiệm. Vậy nên, ứng viên hãy nhấn mạnh về kỹ năng, thành tích và vị trí công việc part time/thực tập trước đó…
Hãy chỉ ra những trải nghiệm này giúp bạn học hỏi, tích lũy được những gì. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên nêu những điều liên quan tới công việc đang ứng tuyển.
Ví dụ:
“Em từng tham gia vào chiến dịch Mùa hè xanh do Trường tổ chức. Khi đó em đã sửa chữa máy tính miễn phí cho những bạn sinh viên nghèo. Bên cạnh đó em cũng từng làm thực tập sinh tại công ty A ở vị trí nhân viên IT hỗ trợ kỹ thuật. Qua đó, em thu thập thêm cho mình nhiều kinh nghiệm về việc sửa chữa thiết bị, phần cứng mạng, và kỹ năng tư vấn khách hàng về dịch vụ IT.”
Kết thúc bằng những nguyện vọng cùng với lý do ứng tuyển
Sau cùng bạn cần cho các nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu nghề nghiệp và định hướng của mình. Ứng viên hãy nhấn mạnh suy nghĩ thấu đáo của bạn thân, xây dựng mục tiêu cụ thể, rõ ràng và luôn sẵn sàng đóng góp cho công ty/doanh nghiệp.
Ví dụ:
"Khi tìm hiểu kỹ về công việc cũng như môi trường làm việc của công ty A, em nhận thấy định hướng của mình phù hợp với vị trí này. Em muốn tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để góp phần tạo thành công cho doanh nghiệp và đạt mục tiêu trở thành trưởng nhóm IT trong 2-3 năm tới". Xem thêm: vận chuyển đường sắt door to door có an toàn không?
Đối với người có kinh nghiệm
Đối với những người có kinh nghiệm, bạn hãy áp dụng cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như sau:
Với người có kinh nghiệm, bạn hãy lồng ghép kinh nghiệm, định hướng và tầm nhìn của mình
Mở đầu
Như trên, phần mở đầu luôn là lời cảm ơn chân thành tới những nhà tuyển dụng. Tiếp đến bạn hãy giới thiệu bản thân của mình.
Tuy nhiên, trước khi giới thiệu tên, tuổi, ứng viên hãy nói qua về kinh nghiệm cùng với những gì mình đã đạt được.
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc một cách rõ ràng
Thành tích lớn trong quá khứ là điều thuyết phục nhà tuyển dụng. Đó là kỹ năng, công việc bạn đã đạt được cùng bước chuyển trong sự nghiệp. Cụ thể:
- Quá trình thăng chức của bạn tại đơn vị trí.
- Dự án nổi bật đã hoàn thành khi làm việc ở công ty trước đó.
- Xây dựng kỹ năng nào mới, cách khắc phục nhược điểm.
Bạn hãy bảo đảm thành tích và kinh nghiệm của bản thân liên kết với công việc doanh nghiệp đang phỏng vấn.
Ví dụ:
"Trong thời gian làm việc tại vị trí Fresher Developer. Tôi đã thực hiện những dự án cùng team sử dụng Laravel Framework để làm Backend. Bên cạnh đó tôi còn thực hiện những dự án Machine Learning, Big Data… Các dự án này đã giúp công ty tăng 50% lợi nhuận.
Suốt quãng thời gian ấy, tôi đã đúc được cho mình nhiều kinh nghiệm về cách lập trình và làm việc nhóm hiệu quả".
Thể hiện định hướng cùng với tầm nhìn của mình trong công việc
Ứng viên hãy thể hiện định hướng cùng với tầm nhìn của mình trong lĩnh vực ứng tuyển. Bạn nên nhấn mạnh thêm giá trị thực tiễn mà mình có thể đem tới cho công ty nếu như trúng tuyển.
"Nếu trở thành PM Lead team 8 nhân sự, tôi tin rằng có thể nâng cấp những sản phẩm chạy nhanh, ổn định hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tôi còn muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phúc lợi tốt, đồng nghiệp hòa đồng. Tin rằng, khi lựa chọn tôi công ty sẽ không phải hối tiếc".
Nguyên tắc cần biết khi giới thiệu bản thân
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không hề khó nhưng để tạo được ấn tượng tốt không hẳn ai cũng làm được. Hiểu điều đó, ITNavi xin chia sẻ một số nguyên tắc để ứng viên có phần giới thiệu hoàn hảo: Xem thêm: Vì sao cước tàu biển tăng cao như vậy?
Khi phỏng vấn bạn nên nói ngắn gọn, trọng tâm, lồng ghép điểm mạnh
Ngắn gọn, trọng tâm
Khi giới thiệu bản thân cac sứng viên nên nói vào trọng tâm, hãy trình bày một cách ngắn gọn nhất có thể. Việc chia sẻ quá nhiều điều không liên quan sẽ khiến họ đánh giá bạn là người không logic, lan man.
Hơn nữa, khi trình bày các thông tin dài dòng, người tuyển dụng khó xác định được đâu là điều bạn đang muốn truyền tải.
Lồng ghép điểm mạnh
Việc lồng ghép thêm điểm mạnh, sở trường vào phần giới thiệu sẽ tạo được điểm cộng với nhà tuyển dụng.
Nhưng, ứng viên nên thêm một cách khéo léo, không nên nâng cao thế mạnh của mình. Bởi điều này sẽ khiến họ đánh giá bạn tự tin thái quá và là người kiêu ngạo.
Chia sẻ thông tin match đối với vị trí ứng tuyển
Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn bạn cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về JD cho vị trí đó. Hãy đưa thông tin match thật khéo léo với vị trí vẫn còn trống.
Ví dụ: Tại JD mô tả công việc nhân viên lập trình Java là lên ý tưởng, phát triển và vận hành ứng dụng bằng ngôn ngữ Java theo dự án, kế hoạch. Khi giới thiệu bạn hãy chia sẻ mình đã từng lên ý tưởng, thực hiện dự án A theo ngôn ngữ lập trình Java.
Hy vọng chia sẻ trên đã giúp bạn biết được cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Để đón đọc nhiều thông tin hữu ích khác, đừng quên theo dõi ITNavi bạn nhé!
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ấn tượng với nhà tuyển dụng