Làm rõ Frontend là gì? Các kỹ năng để làm Frontend Developer
Chắc hẳn với các lập trình viên thì không còn quá xa lạ với khái niệm Frontend là gì? Là tất cả những gì mà người dùng có thể nhìn thấy ngay khi truy cập vào một website, nên Front End đang giữ vai trò quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp. Nếu như bạn chưa hiểu rõ về Front End thì hãy tham khảo bài viết ITNavi chia sẻ sau đây để làm sáng tỏ.
Định nghĩa Frontend là gì?
Front End được định nghĩ là tất cả những gì có liên quan đến điều mà người dùng nhìn thấy sau mỗi lần truy cập vào trang web: Những điều này bao gồm mọi phạm trù thiết kế và cả những loại ngôn ngữ như HTML hay CSS.
Định nghĩa Frontend là gì?
Thông thường, người dùng sẽ thực hiện các tương tác trực tiếp cùng với nhiều khía cạnh thuộc front-end như sau: Tăng khả năng nhận biết vị trí đặt để của logo, tìm kiếm và đọc các thông tin, lựa chọn các màu sắc chủ đạo, các tính năng trên một trang web và sử dụng các button.
Theo các chuyên gia, mục đích cuối cùng của Front End chính là mang lại cho người dùng những giao diện đẹp mắt và người dùng có thể thực hiện dễ dàng hơn mọi thao tác khi sử dụng.
Mời bạn tham khảo :
Tuyển dụng Front end trên ITNAVI
Tuyển Lập trình viên PHP tại Hà Nội lương cao chế độ hấp dẫn
Tìm việc backend tại Hà Nội lương cao chế độ hấp dẫn
Công việc của một lập trình viên front-end
Lập trình Front-end không chỉ thiết kế ra một giao diện với các tính năng mà còn phải đảm bảo nó tương thích với các loại thiết bị bởi mỗi loại lại có một kích thước và độ phân giải khác nhau, thậm chí là khác cả hệ điều hành. Một lập trình viên Front End sẽ phải chịu trách nhiệm phát triển giao diện bên ngoài của một website dựa vào những bản thiết kế. những giao diện website đó sẽ được người dùng nhìn thấy đầu tiên khi truy cập vào trang web thông qua trình duyệt.
Có nên học front-end hay không?
Thế giới hiện đang tiến lên kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, kéo theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Chính vì vậy mà các ngành nghề liên quan tới công nghệ thông tin đang trở nên có tiềm năng hơn bao giờ hết, thu hút được sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho cơ hội việc làm của các Frontend Developer vô cùng rộng mở
Với sự giải thích phía trên, nếu như bạn có còn thắc mắc về việc có nên học Frontend hay không? Câu trả lời của chúng tôi là: Có. Với những câu hỏi như: Bắt đầu học lập trình web nên bắt đầu từ đâu? Nên học những cái gì?..Về lập trình web có hướng chính để phát triển đó chính là: Lập trình Front end, lập trình Backend và lập trình Fullstack.Có thể công việc nào khi bắt đầu cũng sẽ khó khăn nhưng nếu bạn là người có năng lực, và sự đam mê không ngừng nghỉ thì chắc chắn Frontend là một công việc phù hợp với bạn. đối với người mới thì việc học từ Backend hay Fullstack sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Các kỹ năng cần có của Developer Frontend là gì?
Để có trở thành một Front End Developer chuyên nghiệp buộc bạn phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Trong đó, 3 kỹ năng căn bản nhất mà bạn cần phải nắm được gồm: HTML, CSS, Javascript. Frontend developer là người tập trung phát triển phía client side, nói dễ hiểu hơn là người tập trung vào mảng phát triển giao diện trang web, giao diện cho người dùng. Bạn đọc có thể theo dõi chi tiết những kỹ năng mà một Front End buộc phải thông thạo ngay dưới đây:
HTML & CSS
HTML và CSS (Cascading Style Sheets) là một trong những loại ngôn ngữ cơ bản được sử dụng để có thể phát triển các giao diện web một cách đơn giản hơn. Nếu bạn không thành thạo 2 loại ngôn ngữ này thì quá trình thiết kế giao diện web sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bất trắc.Đây là 2 dạng ngôn ngữ đầu tiên và duy nhất bạn cần phải ưu tiên học đầu tiên nếu như muốn trở thành một Front End Developer chuyên nghiệp thực thụ.
JavaScript
JavaScript được đánh giá cao nhờ tính năng cho phép người dùng tạo ra sự tương tác cho các trang web, từ đó người dùng có thể sử dụng trang web một cách dễ dàng hơn. JavaScript còn là một trong những ngôn ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến và được đánh giá là quan trọng với Front End Developer.
jQuery
JQuery là thư viện JavaScript thuộc dạng thu nhỏ, nó có tác dụng giúp người dùng tạo ra các sự kiện, tương tác, hiệu ứng website,... một cách đơn giản và dễ dàng hơn.
Các frameworks của JavaScript
Việc nắm được các kiến thức cũng như trau dồi kỹ năng khi sử dụng thành thạo các Frameworks của Javascript như: AngularJS, Backbone, Ember, ReacJS là một điều vô cùng cần thiết. Những Frameworks này sẽ hỗ trợ cho lập trình viên có thể tiết kiệm được khoảng thời gian tối ưu trong quá trình làm việc, tạo ra các tương tác làm việc thân thiện và tối ưu hóa mọi kiến thức thân thiện với người dùng hơn.
Các Frontend frameworks
CSS và các frameworks Front-end được xem là vô cùng phổ biến. Trong số đó, phổ biến nhất hiện nay thì vẫn phải kể đến Bootstrap hỗ trợ được cho mọi thiết kế website được nhanh chóng và chuẩn xác hơn. Đây còn được xem là một trong những Framework có thể đáp ứng được hầu hết Front End developer nên bạn rất cần am hiểu và vận dụng tốt phương diện này.
Các kinh nghiệm liên quan đến CSS Preprocessors
Preprocessors được xem là một trong những yếu tố có thể giúp bạn gia tăng tốc độ code CSS một cách nhanh chóng hơn. Mỗi Mộ CSS Preprocessors đều sẽ được bổ sung thêm functionality dành cho CSS, để từ đó CSS scalable sẽ dễ làm việc hơn.
Những skill cần có của một Fontend developer
Nó có thể xử lý được code trước khi bạn có thể thực hiện publish lên website. Từ đó biến nó thành 1 CSS thân thiện hơn với cross-browser và có format được tốt. Dựa theo job listings thực tế thì SASS và LESS được xem là hai preprocessors sở hữu nhu cầu cao nhất.
Có khả năng thiết kế Responsive và thiết kế Mobile
Hiện nay, tỷ lệ truy cập internet từ các thiết bị di động nhiều hơn so desktop rất nhiều, do vậy kỹ năng thiết kế mobile đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mắt mọi nhà tuyển dụng. Responsive design là thực hiện thiết kế cho website để tương thích được nhiều hơn với nhiều loại thiết bị di động mang kích thước hiển thị khác nhau.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Lập trình viên cần phải biết cách implement 1 design làm sao để tốt nhất, bạn cần biết cách fix bug, biết cách thực hiện nhận diện được các hoạt động của frontend code cùng với backend code đang được thực hiện implement…
Những kiến thức liệt kê trên đều liên quan rất nhiều đến kỹ năng giải quyết vấn đề.Ngoài ra, một trong những yếu tố có vai trò quan trọng quyết định đến quá trình hoạt động của Front-end đó chính là Backend. Bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về Backend qua mục dưới đây.
Tham khảo thêm Backend là gì?
Tất cả dữ liệu hỗ trợ cho hoạt động của front-end đều sẽ được lưu trữ bởi back end. Các phần back end của mỗi trang web thường được bao gồm một máy chủ, một cơ sở dữ liệu và một ứng dụng riêng biệt. Mỗi một lập trình viên back-end sẽ xây dựng và thực hiện duy trì công nghệ.
Sức mạnh của các thành phần này đều cho phép các phần giao diện người dùng của trang web để có thể tồn tại được.Để đảm bảo cho máy chủ, ứng dụng, và các cơ sở dữ liệu có thể thực hiện giao tiếp được với nhau thì các lập trình viên back-end cần sử dụng được các dạng ngôn ngữ dành cho server-side như PHP, Ruby, Python, Java, và .Net. Để từ đó xây dựng được các ứng dụng cũng như các công cụ như: MySQL, Oracle, và SQL Server.
Front End và Back End khác nhau ở điểm gì?
Từ đó, người dùng có thể thực hiện tìm kiếm, lưu trữ, hoặc chú trọng thay đổi các dữ liệu và phục vụ trở lại cho người sử dụng trong các phần front-end. Một số công việc tuyển dụng lập trình viên back-end cũng được nhiều công ty yêu cầu kinh nghiệm về những loại framework PHP như: Zend, Symfony, và CakePHP. Khi bạn có những kinh nghiệm làm việc với một số phần mềm quản lý dạng phiên bản như: SVN, CVS, hoặc Git; và những kinh nghiệm này sẽ cùng với Linux phát triển cũng như triển khai hệ thống một cách dễ dàng hơn.
Lập trình viên back-end cũng sẽ được sử dụng một số công cụ để có thể tạo ra hoặc đóng góp được nhiều hơn cho các ứng dụng web dưới dạng: code sạch, portable và đã được viết với nhiều tài liệu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện viết code thì Developer cần phải phối hợp hơn với các bên liên quan về vấn đề nghiệp vụ để hiểu rõ hơn các yêu cầu cụ thể. Sau đó, chuyển đổi các yêu cầu này thành kỹ thuật để đưa ra được giải pháp công việc hiệu quả nhất cho việc kiến trúc công nghệ.
Bạn đọc tham khảo thêm: Golang là gì? Lý do tại sao nên sử dụng Golang
Tìm hiểu lập trình viên Frontend là gì?
Matranga đã từng nói:“Các lập trình viên front-end cần tìm hiểu thêm nhiều hơn về các kỹ năng back-end và ngược lại, đặc biệt hơn là trong giai đoạn kinh tế như hiện nay". Ngoài ra, ông còn khẳng định thêm làm lập trình viên cần phải bổ sung nhiều kỹ năng cũng như nắm rõ kiến thức tổng hợp thật chắc chắn.
Các khái niệm về Developer full stack được đánh giá cao với vai trò phổ biến cách đây khoảng 4 năm từ bộ phận kỹ thuật thuộc Facebook. Một điều quan trọng nữa là ý tưởng của một người làm lập trình full stack cần biết cách làm các công việc có liên quan đến các chức năng khác trên “stack” công nghệ, điều này tương ứng với cả front end và back end.
Tuy nhiên, lập trình viên cần phải phát triển full stack để nó không còn tồn tại những thách thức không đáng có. Để bạn có thể làm chủ được những kỹ năng này thì cần phải có thời gian và kinh nghiệm làm việc nhất định.
Kỹ năng và công cụ cần trang bị
Mỗi một lập trình viên full stack đều cần phải làm các công việc tương tự như một người lập trình viên back-end ở khía cạnh máy chủ của lập trình web. Tuy nhiên, họ có thể thành thạo được những ngôn ngữ lập trình front-end để từ đó điều khiển được nội dung như thế nào cho phía giao diện của trang web. Bạn có thể ví von họ là những người có thể làm được các công việc và khía cạnh một cách đa năng.
Frond end giúp nâng cao vẻ đẹp giao diện
Bất kể bạn cần sử dụng công cụ cần xác định nào thì chỉ cần tùy thuộc vào dự án và khách hàng thì các lập trình viên đều có thể trang bị được chuỗi kiến thức ở mọi cấp độ khác nhau về cách hoạt động của một website. Việc thực hiện cài đặt và thực hiện các cấu hình cho máy chủ Linux rồi từ đó viết cho các API server-side.
Sau đó, nhảy vào một số phần của JavaScript client-side nằm trong ứng dụng, và lập trình viên cũng cần phải có một “con mắt thẩm mỹ” với CSS.Khi sử dụng những công cụ này thì các lập trình viên full stack cần phải sở hữu khả năng xác định các trách nhiệm của client-side hoặc server-side và cần trình bày rõ ràng hơn về các mặt ưu điểm, nhược điểm để đưa ra các giải pháp làm việc khác nhau.
Trách nhiệm đối với frontend developer:
- Lập trình viên cần phải ưu tiên được cho các trải nghiệm của người dùng.
- Lập trình viên cần đưa ra các khái niệm vào trong cuộc sống cùng với HTML, CSS và JavaScript.
- Developer có nhiệm vụ sản xuất và thực hiện bảo trì cho các trang web cũng như một số ứng dụng web nằm ở phía client side.
- Cần phải tạo ra các công cụ tăng cường để có thể tương tác được với các trang web của bất kỳ trình duyệt nào khác.
- Có vai trò thực hiện triển khai để có thể thiết kế được cho các trang web di động khác.
- Giữ nhiệm vụ duy trì cho việc quản lý cho các quy trình công việc liên quan đến phần mềm.
- Developer cần phải nhìn vào các giá trị thực tiễn tốt nhất về SEO.
- Chú trọng trong việc kiểm tra các trang web về những khả năng sử dụng và thực hiện sửa đổi các lỗi bất kỳ.
Tổng kết
Chắc rằng, với những kiến thức trọng tâm là ITNavi chia sẻ phía trên thì bạn đọc đã hiểu rõ hơn Frontend là gì. Hiện nay, Front End là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với một website. Chính vì vậy, bạn đừng quên học tập để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cho con đường trở thành Developer front-end chuyên nghiệp nhé!
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Làm rõ Frontend là gì? Các kỹ năng để làm Frontend Developer