QA và QC là gì? Kỹ năng nào quan trọng đối với 1 QA và QC

ITNavi 21 Apr 2020 9838

Ở bất cứ công ty nào, từ những công ty có quy mô nhỏ, cho đến những tập đoàn lớn hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đều có bộ phận đảm bảo chất lượng (Quality Assurance – viết tắt là QA) và Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC). Tùy theo mô hình và công việc đặc thù của từng công ty, mà hai bộ phần này có thể tồn tại song song, hoặc chỉ có 1 trong 2 vị trí mà thôi. Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu định nghĩa về QA và QC trong một công ty lập trình phần mềm, các thức đơn giản nhất để phân biệt được QA và QC, các nhiệm vụ chủ yếu của cả hai là gì, và những yếu tố và kỹ năng nào quan trọng nhất đối với một QA và QC. Nào, hãy cùng nhau tìm hiểu một chút các bạn nhé!

Tổng quan về QA và QC

[caption id="attachment_379" align="aligncenter" width="750"]qa-va-qc-la-gi Tổng quan về QA và QC là gì?[/caption]

QA (Quality Assurance ) là gì?

Mới nghe qua chắc chắn các bạn cũng đã hiểu được một phần nào đó về công việc của một QA rồi phải không? Trong các công ty công nghệ, công việc chính của chức danh này là không trực tiếp kiểm tra chất lượng phần mềm được tạo ra như thế nào, mà họ quản lý quy trình để tạo ra sản phẩm đó, theo dõi các project dự án có theo kịp tiến độ hay không, hoặc họ có thể tạo ra các quy chuẩn chất lượng về sản phẩm để các QC căn cứ vào đó follow sản phẩm của mình.

Tóm lại, QC phải đảm bảo các công việc phải đi đúng quy trình, thủ tục phù hợp của từng dự án khác nhau, và được triển khai đúng tiến độ, chính xác, và đảm bảo chất lượng. Thường thì các vị trí như giám đốc dự án, các đội ngũ QA Engineer trực tiếp đảm nhận công việc này.

QC (Quality Control ) là gì?

Để thực hiện các công việc mà QA đề ra, thì nhiệm vụ chính của các QC đó chính là thực viện các công việc liên quan đến kiếm tra chất lượng phần mềm, xem phần mềm đã hoàn thiện hay chưa, còn có lỗi bug nào hay không, hiệu suất hoạt động như thế nào trước khi giao đến tay cho khách hàng sử dụng.

Ở các công ty chuyên về gia công phần mềm hay lập trình ứng dụng, thì công việc này còn có thể được thay thế bằng Tester, và các hoạt động chính hàng ngày mà một QC hay làm đó là tìm ra các lỗi bug, kiểm tra nó, tiến hành follow và fix tất cả các lỗi để phần mềm đạt chuẩn và yêu cầu cao nhất.

Cách phân biệt giữa QA và QC là gì?

[caption id="attachment_382" align="aligncenter" width="750"]phan-biet-qa-va-qc Cách phân biệt giữa QA và QC là gì?[/caption]

Hiện nay, có rất nhiều người hay nhầm lẫn về tính chất công việc của hai vị trí này. Một phẩn bởi họ chưa có cái nhìn chính xác và hiểu rõ đúng nhất được bản chất công việc mà hai bộ phận này hoạt động.

Tuy nhiên, theo định nghĩa phía trên mà chúng ta đã cùng nhau phân tính, thì có một điều dễ dàng nhận thấy rằng, đó chính là tính chất công việc của cả QA và QC đều là quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng phần mềm.

Điểm khác nhau cơ bản ở đây, đó là QA chịu trách nhiệm toàn bộ các quá trình và hoạt động sản xuất, còn QC là người trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm đó, tìm kiếm lỗi và chịu trách nhiệm hoàn thiện, cho ra sản phẩm cuối cùng đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng.

Ở phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một chút về các nhiệm vụ chủ yếu mà QA và QC phải làm trong các công ty công nghệ thông tin là gì nhé!

Nhiệm vụ chính của một QA là gì?

  • Lên kế hoạch chi tiết, các quy trình phát triển phù hợp nhất của từng dự án khác nhau.
  • Sử dụng các quy trình quản lý sẵn có như ISO, CMMI để áp dụng
  • Chuẩn bị đầy đủ các bộ tài liệu, các biểu mẫu, các chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho từng bộ phận phát triển
  • Kiểm tra và thúc đẩy, quản lý các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có thực hiện đúng các đề mục công việc được đưa ra hay không
  • Tiến hành đôn đốc, nhắc nhở đội ngũ phát triển phần mềm tuân thủ đúng quy trình và thời gian đề ra để hoàn thiện sản phẩm.
  • Có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp, thay đổi cách thức vận hành của team nếu như công việc bị gián đoạn hoặc chậm chễ.

Hiện nay trên thị trường, ở các công ty còn có những chức danh như PQA (Process Quality Assurance – thực hiện công việc về quy trình) hay SQA (Software Quality Assurance – thực hiện công việc kiểm thử), các chức danh này được đặt ra tùy thuộc vào quy mô các công ty lớn, vừa hay nhỏ, và đặc thù tính chất công việc của họ

Nhiệm vụ chính của một QC là gì?

  • Lên kế hoạch và nội dung chi tiết để kiểm thử phần mềm
  • Tìm hiểu chi tiết sản phẩm, thiết kế các loại test case, tìm hiểu hệ thống và phân tích các tài liệu liên quan.
  • Nắm rõ và sử dụng tốt các test tool, có thể viết các đoạn script, các module để công việc test được chính xác và dễ dàng hơn.
  • Phối hợp các team lập trình, cùng nhau thực hiện các fix bug liên quan đến sản phẩm, sau đó báo cáo chi tiết đến người quản lý project hoặc các bên liên quan để cùng nhau thực hiện đúng tiến độ.
Có thể bạn quan tâm:

Hệ điều hành iOS – điều cốt lõi trong sự thành công vang dội của Apple

Java là gì? Những điều cần biết trước khi lập trình Java.

Những yếu tố và kỹ năng nào quan trọng nhất đối với một QA và QC

Trước khi bắt đầu công việc của một QA hay QA, đòi hỏi bạn phải có một kiến thức rộng và sâu về công nghệ thông tin, IT và lập trình, bạn là người phải nắm rõ các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, các kỹ thuật và phương pháp để có thể quản lý và vận hành rất nhiều dự án, cũng như thực hiện tốt vai trò kiểm thử phần mềm.

Có kiến thức về hệ thống phần mềm, đặc biệt là công nghệ AI đang rất phổ biến hiện nay, có kiến thức về domain knowledge, biết nhiều về health care, hệ thống ngân hàng là một lợi thế lớn.

[caption id="attachment_380" align="aligncenter" width="750"]ky-nang-quan-trong-cua-qa-va-qc-la-gi Kỹ năng nào quan trọng nhất đối với một QA và QC?[/caption]

Đối với một QC, thì kỹ năng xử lý sự cố là cực kỳ quan trọng, bởi trong quá trình làm việc, có rất nhiều lỗi kỹ thuât xảy ra, như đoạn code không chạy, phần mềm ko tương thích với điện thoại chạy hệ điều hành này, phần mềm chiếm quá nhiều dung lượng bộ nhớ máy tính, source code không bảo mật, dễ bị hacker tấn công… tất cả những việc này đòi hỏi bạn phải bình tĩnh, xử lý nhanh chóng, để kịp tiến độ dự án của công việc.

Kỹ năng quản lý: kể cả QA và QC đều rất cần kỹ năng này, kỹ năng quản lý công việc, sắp xếp công việc hợp lý, cũng như quản lý con người, điều phối nhân sự phù hợp, nhằm nâng cao năng suất của người lao động cũng như đạt được chỉ tiêu mà ban giám đốc đề ra.

Sự kiên nhẫn: một phẩm chất không thể thiếu đối với một QC thực thụ, sự nóng nảy, bột chộp, làm ẩu sẽ khiến cho công việc ngày càng trì trệ và đi vào ngõ cụt hơn mà thôi.

Kỹ năng giao tiếp: việc trao đổi với khách hàng rất quan trọng, chính sự tự tin, ăn nói lưu loát của bạn sẽ tạo được niềm tin đối với họ.

Kỹ năng đàm phán và thương lượng: đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng để giúp các QA deal về cho công ty những hợp đồng lớn, ngoài ra, việc đàm phán thương lượng còn được sử dụng trong nội bộ công ty, để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của tất cả mọi người.

Kỹ năng về ngoại ngữ: hiện nay, việc sử dụng không những 1 mà nhiều thứ tiếng chính là điểm cộng trong CV công việc của bạn, các QA có thể làm việc với các đối tác nước ngoài, các công ty công nghệ phần mềm lớn như Microsoft…nên việc nói và đọc được ngoại ngữ là điều không thể thiếu.

Kỹ năng quản lý thời gian: một kỹ năng cũng ko kém phần quan trọng, bởi với đặc thù công việc rất áp lực như lập trình, việc thực hiện và sắp xếp thời gian phù hợp, note các task list công việc theo từng mốc thời gian và hoàn thành nó cho kịp deadline sẽ giúp người lao động chủ động hơn trong công việc của mình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về QA, QC mà chúng tôi cung cấp đến cho bạn, hy vọng những kiến thức này sẽ thật sự bổ ích cho định hướng công việc của bạn sau này. Chúc các bạn thành công nhé!

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: QA và QC là gì? Kỹ năng nào quan trọng đối với 1 QA và QC

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI