Nhiệm vụ chính của một QA là gì? Chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của một QA.

ITNavi 24 Dec 2020 5980

Các nhiệm vụ chính của một QA bao gồm những gì? Tất cả sẽ được ITNavi chia sẻ trong bài viết dưới đây

Tôi có nhớ là đã chia sẻ cho các bạn khái niệm về QA ở một bài viết nào đó rồi, và ở bài viết đó, chúng ta chỉ nói sơ qua khái niệm về QA, chứ chưa đi phân tích cụ thể nhiệm vụ chính của một QA là gì? Và cũng chưa có một bài viết chia sẻ nào về những kinh nghiệm quý báu mà một QA từng trải qua.

Và ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ những vần đề được đề cập ở phía trên cho các bạn, hãy cùng đọc và tìm hiểu nhé !

QA (Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng) là gì?

Mới nghe qua chắc chắn các bạn cũng đã hiểu được một phần nào đó về công việc của một QA rồi phải không? Ở đây, chúng tôi chỉ nhắc lại cho bạn nhớ rõ hơn mà thôi.

Trong các công ty công nghệ, công việc chính của chức danh này là quản lý quy trình để tạo ra sản phẩm, theo dõi các project dự án có theo kịp tiến độ hay không, hoặc họ có thể tạo ra các quy chuẩn chất lượng về sản phẩm để các QCcăn cứ vào đó follow sản phẩm của mình.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã nhớ lại rồi đúng không? Và những phần sau là những điều hoàn toàn mới mẻ đó, cùng nhau khám phá thôi !

Công việc chính của 1 QA đó là gì?

[caption id="attachment_1136" align="aligncenter" width="700"]Công việc hằng ngày của QA[/caption]

  • Lên kế hoạch và thiết kế các test case
  • Thực thi và theo dõi quá trình thực hiện các test case này
  • Phân tích các requirement, đăt ra các process chất lượng, phù hợp nhất để áp dụng cho dự án
  • Thu thập toàn bộ thông tin dự án, gửi báo cáo cho cấp trên và cho khách hàng
  • Đảm bảo toàn bộ quá trình dự án diễn ra đúng tiến độ.

Và để thực hiện tốt những công việc trên, đòi hỏi QA cần phải có những kinh nghiệm và kỹ năng nhất định, sau đây là những kinh nghiệm và kỹ năng mà một QA cần phải có để hoàn thành tốt công việc của mình:

Về mặt kỹ thuật chuyên môn thì cần có 3 yếu tố sau:

  • Được đào tạo bài bản và có kiến thức nền tảng về IT, lập trình: nghề QA đòi hỏi bạn phải biết nhiều kiến thức rộng, không chỉ gói gọn trong phạm vi một ngôn ngữ nào đó, mà bạn phải biết khá nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, để dự án nào, bạn cũng có thể kiểm soát và đánh giá được.
  • Có những kiến thức về domain đặc thù: bạn phải có sự hiểu biết nhất định về các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe…..để khi có đối tác khách hàng chọn lựa các phần mềm liên quan đến các lĩnh vực này, bạn có cách tư vấn và hướng giải quyết phù hợp nhất.
  • Phải có kiến thức về hệ thống phần mềm và kỹ thuật chuyên ngành QA. Lấy một ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu, như một QA đảm nhận vai trò khi test một ứng dụng dành cho di động, nhưng không hiểu cấu trúc của ứng dụng được xây dựng và hoạt động như thế nào, thì không thể nào hoàn thành công việc một cách xuất sắc được, và phần mềm tạo ra cũng không đảm bảo chất lượng.

Về kỹ năng mềm, các QA cũng cần có 3 kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với các Developer, việc giao tiếp tốt sẽ tránh những tranh luận xảy ra không đáng có, hạn chế những khúc mắc trong công việc làm ảnh hưởng tới teamwork.
  • Cần phải rất cẩn thận, và suy nghĩ chín chắn, thấu đáo: cần phải quan tâm tới những chi tiết, lỗi bug nhỏ nhất của phần mềm, không nên chủ quan, bỏ qua chúng, bởi rất có thể lỗi lầm này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy rất khó chịu.
  • Phải có tư duy, sáng tạo: một QA giỏi phải có lối tư duy thông mình, đầy sáng tạo, đảm bảo các vấn đề phải được giải quyết nhanh chóng và hợp lý nhất.

Để nói thêm về vai trò của một QA trong dự án, chúng ta có thể hình dung họ như là một trong 3 hình ảnh dưới đây: họ có thể là cảnh sát, hay họ có thể là một thám tử, hoặc là một nhà tư vấn.

Thậm chí, trong những dự án lớn, họ còn có thể là hình ảnh tổng hợp của 3 công việc trên. Để hiểu rõ thêm về điều này, chúng ta cùng phân tích vì sao nghề QA lại được so sánh với 2 nghề như trên nhé

  • Bạn có thể là những thám tử: vâng, ngoài công việc đảm bảo trật tự, giám sát từng dự án, bạn còn có những suy luận sáng tạo, tư duy logic như là những thám tử tư vậy. Bạn thu thập các bằng chứng, báo cáo, quá trình làm việc, tiến độ, để sắp xếp chúng sao cho hợp lý nhất… cũng giống như nghề thám tử phá án phải không?
  • Bạn có thể là những nhà tư vấn: bằng những kinh nghiệm quý báu cũng như quyền hạn của mình, bạn có thể là những nhà tư vấn cho các tester hay các developer. Chỉ ra cho họ đâu là phương án giải quyết tối ưu và khả thi nhất, đôi lúc họ cần phải nghe những quyết định và hướng dẫn đúng đắn của bạn….

Và ở phần cuối của bài viết này, cũng là phần hết sức thú vị, đó chính là chia sẻ của một bạn đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm QA ở thành phố Hồ Chí Minh, (xin phép được giấu tên bạn ấy). Chúng tôi đã có dịp phỏng vấn trực tiếp, và xin cảm ơn những chia sẻ đầy đủ nhất, chân thành nhất từ phía bạn. QA - một nghề nghiệp đầy áp lực, niềm vui, và cũng có những nỗi buồn giấu kín.

[caption id="attachment_1137" align="aligncenter" width="750"]QA - một nghề nghiệp đầy áp lực, niềm vui, và cũng có những nỗi buồn giấu kín.[/caption]

Phóng viên: Xin chào anh C, anh có thể chia sẻ những kỷ niệm nào đáng nhớ nhất về nghề QA của mình cho các bạn độc giả được không? Xin cảm ơn anh !

Anh C: Xin chào các bạn độc giả, thú thật, nghề này cũng đã có rất nhiều kỷ niệm gắn bó với tôi, tôi theo nghề cũng gần được 10 năm rồi, tôi nhớ nhất khi mới bắt đầu làm, tôi từng thiết kế một process cho một dự án khá lớn, nhưng rồi nó lại không phù hợp với model đang sử dụng, hệ quả cuối cùng là phát sinh rất nhiều lỗi bug xảy ra, làm chậm đến tiến độ của dự án, tôi bị sếp khiển trách, lúc đó tôi thật sự rất buồn….

Tuy nhiên, tôi không buồn lâu vì việc này, tôi nhìn nhận lại toàn bộ phần công việc của mình, sắp xếp nó lại, tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu sót này, tôi hỏi bạn bè, những người có kinh nghiệm, rồi đưa ra hướng khắc phục ngay lập tức.

Và qua lần vấp ngã ấy, tôi đã rút ra khá nhiêu bài học cho riêng mình, mỗi dự án tôi phải thiết kế từng process riêng biệt, không thể áp dụng process của dự án này để làm dự án khác, sự lười biếng và rập khuôn ấy là điều cấm kỵ, trong nghề QA đòi hỏi sự sáng tạo này.

Phóng viên: Vâng xin cảm ơn sự chia sẻ chân thành từ anh, và thêm một câu hỏi nữa thôi, anh có lời khuyên nào dành cho các bạn QA hiện tại hay không? để các bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình ngay từ bây giờ !

Anh C: Tôi xin chia sẻ ngắn gọn thôi, có ba thứ các bạn cần phải cải thiện ngay từ bây giờ, đó chính là:

  • Rèn luyện thêm kỹ năng về lập trình: bạn biết càng nhiều càng tốt, học thành thạo hơn một hệ điều hành, automation hay manual test đều phải học hết.
  • Biết nhiều vễ lĩnh vực không liên quan tới IT một tí, khi rãnh đọc qua về tài chính, đi bệnh viện nên đọc thêm về các phần mềm được triển khai trong bệnh viện, giáo dục hiện nay người ta đang dùng công nghệ gì, nói chung, bạn như bách khoa toàn thư, cái gì cũng nên biết một chút, rất có lợi đấy
  • À, học thêm tiếng anh nữa nhé, biết thêm tiếng Nhật càng tốt, tôi đang làm rất nhiều dự án liên quan tới tiếng Nhật đây.

Phóng viên: Vâng xin cảm ơn anh về buổi chia sẻ ngày hôm nay, chúc anh thành công hơn nữa trong công việc nhé, hẹn gặp anh vào một ngày không xa !

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Nhiệm vụ chính của một QA là gì? Chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của một QA.

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI