Docker là gì? Kiến thức chuyên sâu về Docker không nên bỏ lỡ
Docker là một trong những nền tảng phần mềm cho phép lập trình viên thực hiện thao tác khai thác ứng dụng một cách nhanh chóng hơn. Mặc dù là nền tảng rất được sử dụng phổ biến hiện nay, nhưng không mấy ai hiểu rõ Docker là gì? Cùng ITNavi tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về nền tảng phần mềm này trong những phần sau đây của bài viết.
Nền tảng Docker là gì? Lý do Docker được phát triển nhanh
Khái niệm Docker là gì?
Docker là một nền tảng cung cấp cho lập trình viên cách building, deploying và running ứng dụng một cách dễ dàng bằng biện pháp sử dụng containers (nền tảng ảo hóa). Ban đầu, Docker được viết bằng Python nhưng đến hiện tại thì nó đã chuyển sang Golang.Định nghĩa Docker là gì?
Một cách hiểu khác như sau: Docker chính là một platform ở tầng OS, nó có thể tinh chỉnh được và nó được phục vụ cho việc chạy ảo hóa các dịch vụ và ứng dụng một cách nhanh chóng hơn. Trước đây, việc sử dụng máy ảo để triển khai ứng dụng làm mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên sau khi sử dụng Docker thì thời gian triển khai ứng dụng nằm trong Docker container được rút ngắn hơn rất nhiều.Bạn đọc tham khảo thêm một số việc làm hot nhất hiện nay:
Việc làm PHP lương cao chế độ hấp dẫn
Việc làm Python lương cao chế độ hấp dẫn
Việc làm IOS lương cao chế độ hấp dẫn
Lý do Docker được sử dụng phổ biến là gì?
Khi nắm được định nghĩa Docker là gì thì chắc bạn vẫn thắc mắc và không hiểu tại sao nền tảng này lại phát triển đến vậy đúng không? Lý do như sau:- Mọi người đều có thể tận dụng sử dụng Docker từ lập trình viên cho đến sysadmin,... họ sẽ tận dụng lợi thế của container để có thể build, test một cách nhanh chóng hơn. Để đóng gói được những ứng dụng laptop của họ và chạy trên public cloud, private cloud,...
- Tốc độ của Docker vô cùng nhẹ, nhanh chóng nên bạn có thể tạo ra docker container chỉ trong vài giây.
- Môi trường chạy và khả năng mở rộng vô cùng tốt, bạn có thể chia nhỏ mọi chức năng của ứng dụng thành nhiều container riêng lẻ khác nhau. Bởi vì, Docker có thể liên kết các container một cách dễ dàng với nhau để tạo thành một ứng dụng, từ đó nó sẽ dễ scale, update các thành phần độc lập với nhau.
- Docker còn mang lại sự bảo mật cho các ứng dụng được chạy trong môi trường dùng chung, tuy nhiên chính xác container lại không phải là giải pháp thay thế chuyên biệt để thực hiện được những biện pháp bảo mật thích hợp này.
Docker được sử dụng rất phổ biến hiện nay
Các khái niệm khác về Docker
Docker Swarm là gì?
Docker Swarm được định nghĩa là một nhóm các máy chạy Docker và tập hợp lại với nhau để trở thành một cluster.Khác với docker engine, sau khi những máy này tập hợp lại vào Swarm thì mọi câu lệnh Docker đều sẽ được thực thi ở trên Swarm manager.Các máy sẽ tham giai vào Swarm được gọi là worker node, những node này chỉ mang khả năng cung cấp hoạt động mà không có quyền hạn quản lý cho các node khác.Docker swarm có khả năng khởi chạy cho các container ở trên nhiều máy hoặc ngay trên một máy duy nhất. Docker Swarm là một phần mềm vô cùng quan trọng hỗ trợ tạo và quản lý cho các container cũng như hệ thống Container Orchestration.Nó chính là một cluster nơi mà người sử dụng các Docker Engines hoặc các node nơi mà service sẽ được deploy và chạy. Ngoài ra, Docker Swarm còn có các tính năng giúp hỗ trợ việc quản lý cho các container có thể chạy trên môi trường phân tán, cũng như để chắc chắn cho các container nằm trong một cluster hoạt động ổn định.
Bạn đọc tham khảo thêm: Unit Test là gì? Thông tin chi tiết về Unit Test cho người mới
Docker Container là gì?
Hầu hết, các containers sẽ cho phép lập trình viên đóng gói một ứng dụng với tất cả mọi phần mềm cần thiết. Chẳng hạn như: thư viện, các phụ thuộc khác và tất cả những gói dưới dạng một package. Dựa vào cách đó cũng như container mà ứng dụng sẽ được chạy trên mọi máy Linux khác, bất kể mọi cài đặt đã được tùy chỉnh mà máy đều có thể khác với máy đã được sử dụng để viết code. Chắc rằng, với thông tin này thì bạn đã trả lời được câu hỏi Container Docker là gì rồi đúng không?Docker được triển khai ra sao?
Docker Kubernetes là gì?
Kubernetes hay nói cách khác K8s là một nền tảng dạng mã nguồn mở tự động hóa cho việc quản lý. Khi đó, Scaling và triển khai ứng dụng dưới dạng một container hay còn được gọi là Container Orchestration engine. Nó sẽ loại bỏ khá nhiều quy trình thủ công có liên quan đến việc mở rộng cũng như triển khai cho các containerized applications. Khi đó, Kubernetes orchestration sẽ cho phép bạn có thể xây dựng được các dịch vụ ứng dụng mở rộng nhiều hơn containers. Nó sẽ lên lịch cho các containers đó ở trên một cụm. Từ đó, mở rộng các containers và quản lý mọi tình trạng của các containers theo thời gian.Lợi ích mang lại của Docker là gì?
Docker mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích lớn như sau:- Nhanh chóng và tiện lợi: Nếu như trước đây bạn thực hiện ứng dụng/ dịch vụ trên VMs phải tốn mất vài chục phút thì với Docker thì nó sẽ giảm xuống còn vài phút.
- Tiết kiệm tối đa tài nguyên: Mỗi một Docker container nếu như sử dụng bao nhiêu resource thì sẽ tốn bấy nhiêu, nếu như không sử dụng thì tất cả tài nguyên sẽ được mang trả về cho máy chủ host.
- Mức độ tự động của hệ thống sẽ mở rộng cao hơn: Để đáp ứng được mọi nhu cầu phục vụ cho người dùng thì việc khởi tạo và tắt đi của một docker container diễn ra dễ dàng hơn cũng như dựa trên nhiều metric của hệ thống.
- Dễ dàng Automate cho việc quản lý docker container: Thường thì quá trình này đều sẽ thông qua Kubernetes hoặc Docker Swarm.
Sử dụng Docker khi nào là hợp lý?
Một khi đã hiểu rõ được Docker là gì thì chắc chắn bạn sẽ thắc mắc không biết nên sử dụng Docker khi nào đúng không? Và đây là thời điểm thích hợp để bạn có thể sử dụng nó.- Khi bạn triển khai kiến trúc Microservices.
- Khi bạn xây dựng ứng dụng thường sẽ cần scale một cách linh hoạt hơn.
- Khi bạn đang không muốn tốn quá nhiều thời gian để config máy local và server trong cùng một môi trường để có thể chạy được ứng dụng. Bạn hoàn toàn chỉ cần build 1 lần chạy ở nhiều nơi.
- Các sản phẩm của công ty bạn đang cần cách tiếp cận mới để xây dựng cũng như đẩy lên server, thì việc thực thi ứng dụng sẽ cần nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giới thiệu quy trình một hệ thống sử dụng Docker
Một hệ thống Docker thường sẽ được thực thi dựa theo 3 bước chính như sau: Bước 1: Build Đầu tiên, bạn cần tạo một dockerfile, trong dockerfile này thì nó chính là code của chúng ta. Nó sẽ được Build tại một máy tính đã được cài đặt sẵn Docker Engine. Sau khi đã build, thì ta sẽ có được Container, trong Container đã có chứa ứng dụng đi kèm bộ thư viện của chúng ta.Quy trình, các bước hoạt động của Docker là gì?
Bước 2: Push Sau khi đã có được Container thì chúng ta cần phải thực hiện Pusch Container này lên cloud rồi lưu nó tại đó. Bước 3: Pull và Run Nếu như một máy tính khác đang muốn sử dụng Container thì chúng ta cần buộc máy thực hiện việc Pull container này về máy. Tất nhiên, máy này cũng cần phải được cài Docker Engine, sau đó sẽ thực hiện Run Container.Thời điểm nào thích hợp để sử dụng Docker
Bạn nên sử dụng container Docker để làm khối dựng cốt lõi để có thể tạo ra các ứng dụng cũng như nền tảng hiện đại. Khi đó, Docker sẽ khiến cho việc xây dựng cũng như chạy các kiến trúc vi dịch vụ được phân phối để bạn có thể triển khai mã của mình. Từ đó, quy trình được tích hợp và phân phối sẽ được vào tiêu chuẩn hóa để xây dựng cho các hệ thống xử lý dữ liệu.Có nhiều mô hình linh hoạt nó sẽ giúp bạn tạo ra các nền tảng được quản lý dễ dàng và đầy đủ hơn cho các nhà phát triển của bạn. Động thái hợp tác gần đây của Docker và AWS sẽ giúp cho quá trình triển khai được các phần lạ, khi đó Docker Compose cho Amazon ECS và AWS Fargate trở nên dễ dàng hơn.
Tổng kết
Chắc rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp thì bạn đã hoàn toàn hiểu rõ được Docker là gì rồi đúng không? Hiện nay, Docker là một trong những nền tảng quan trọng và không thể thiếu với mọi lập trình viên. Bạn nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng để cài đặt và áp dụng Docker cho công việc của mình nhé.Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm IT vui lòng truy cập website để có thêm nhiều thông tin nhé!ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Docker là gì? Kiến thức chuyên sâu về Docker không nên bỏ lỡ