HackerRank là gì? Một số lưu ý cho người mới gia nhập HackerRank

ITNavi 29 Oct 2021 11806

Bạn là một nhà lập trình và muốn tìm kiếm cho mình khoảng không gian để học tập và trau dồi kỹ năng, hãy tìm hiểu trên HackerRank. Bạn là một nhà tuyển dụng và muốn tìm kiếm cho mình những nhà phát triển web hàng đầu, cũng nên đến HackerRank nhé. Theo số liệu do HackerRank công bố, hiện nay đã có hơn 1,5 triệu lập trình viên trên toàn cầu được xếp hạng dựa trên tốc độ và độ chính xác, con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng và có những thay đổi về thứ hạng. Vậy HackerRank là gì? Có nên sử dụng HackerRank hay không và cần lưu ý gì khi học trên HackerRank?... Cùng chúng tôi giải đáp ngay nào!



HackerRank là gì? Có nên sử dụng HackerRank hay không?

HackerRank là gì?


Nếu bạn là một nhà lập trình viên, chắc hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ HackerRank này. Vậy HackerRank là gì? HackerRank thực chất là tên gọi của một trang web chuyên dụng dành cho các lập trình viên hay các doanh nghiệp hiện nay.


Cụ thể, HackerRank được coi là nơi mà các lập trình viên từ khắp nơi trên thế giới tụ họp và cùng nhau giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học máy tính như thuật toán, máy học hay trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là nơi mà các nhà lập trình sử dụng để thực hành các mô hình lập trình khác nhau.


HackerRank được xem là một không gian học tập, trau dồi và rèn luyện những kiến thức hữu ích của các lập trình viên. Tại đây họ không chỉ được học hỏi mà còn có thể thể hiện được mình khi so tài với các đối thủ khác trong ngành trên toàn thế giới.


Không chỉ là không gian dành cho những lập trình viên, HackerRank còn là nền tảng hữu ích giúp các công ty, nhà tuyển dụng nhìn nhận được kỹ năng code của các ứng viên. Trên thực tế, đối với nghề lập trình, khi phỏng vấn bằng lý thuyết thì người tuyển dụng khó có thể nhìn nhận được thực lực thật sự của các ứng viên. Còn đối với lập trình viên, khi không được thực hành, họ khó có thể bộc lộ hết được những tài năng của mình. Do vậy, HackerRank là một nguồn tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá của nhà tuyển dụng.


Cũng chính vì những lý do này mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn HackerRank để hỗ trợ tuyển dụng lập trình bằng cách đăng bài tuyển dụng trên cổng thông tin của HackerRank. Các ứng cử viên sẽ có quyền truy cập và thực hiện bài kiểm tra mà công ty đã tạo ra. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra này, kết quả sẽ được công ty đánh giá và đưa ra quyết định tuyển chọn.


HackerRank là một trang web dành cho các lập trình viên học hỏi và chia sẻ kiến thức

Tại sao nên sử dụng HackerRank?


Câu hỏi mà rất nhiều nhà lập trình thắc mắc khi tìm hiểu về HackerRank chính là có nên sử dụng nó hay không? Tất nhiên đối với môi trường mở như HackerRank chắc chắn sẽ có những nguy hiểm tồn đọng về vấn đề bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, khi sử dụng HackerRank, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:

Có cơ hội học hỏi, tích lũy kiến thức


HackerRank là một môi trường học hỏi vô cùng tuyệt vời dành cho các lập trình viên. Trang web này giúp mở rộng kiến thức bằng cách đưa ra các chủ đề học tập và các thử thách. Người truy cập vào trang web sẽ được hỏi hỏi theo những chủ đề rất bài bản. Sau đó trang web sẽ yêu cầu bạn sử dụng những kỹ thuật lập trình của mình để vượt qua những thử thách đó.


Việc liên tục học hỏi song song với thực hành sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và hiểu rõ được các vấn đề. Không những thế, khi sử dụng HackerRank, người dùng còn có thể liên kết được với nhiều đồng nghiệp trên toàn thế giới, từ đó cơ hội học hỏi và chia sẻ kiến thức sẽ càng nhiều hơn.

Cơ hội kiếm việc làm


Thông qua việc giải quyết các thử thách hay những bài kiểm tra trên HackerRank, người dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm và lựa chọn một công việc phù hợp hơn cho bản thân. Ngoài ra, trên HackerRank không chỉ có các lập trình viên mà còn rất nhiều những nhà tuyển dụng nữa đó. Chính vì vậy HackerRank là một miền đất hiwas hẹn không ít cho những người đang kiếm tìm cơ hội việc làm cho nghề lập trình này.

Trở thành nhà lập trình viên tài ba


Trên HackerRank luôn có bảng xếp hạng những lập trình viên giỏi. Đây là bảng xếp hạng dựa trên điểm số khi thực hiện các thử thách của trang web. Điều này đồng nghĩa là điểm số của bạn càng cao thì thứ hạng của bạn cũng sẽ cao.


Bạn thử tưởng tượng khi mình đứng trong top những người có điểm số cao nhất trên toàn thế giới trong nghề lập trình, chắc hẳn rất hãnh diện đúng không nhỉ? Ngoài ra, dựa vào những điểm số này, các nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá phần nào năng lực của bạn, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ tăng lên.


Với HackerRank, bạn có thể nhận thấy mình đang ở vị trí nào và cần cố gắng ra sao

Cơ hội kiếm tiền từ HackerRank


Ngoài những kiến thức có thể học hỏi được trên HackerRank, bạn còn có thể kiếm thêm thu nhập trên trang web này nữa đó. Vậy nguồn thu thập trên HackerRank đến từ đâu? Thực tế, trên HackerRank thường tổ chức các hackathons, đây là cuộc thi cho các lập trình viên trên máy tính.


Nếu như bạn đạt được kết quả cao trong cuộc thi này, chắc chắn rồi bạn sẽ có thưởng và giá trị của giải thưởng này là không hề thấp.Không những thế, ngay chính những thành viên trong HackerRank cũng có thể trở thành người đóng góp bằng cách đưa ra các thử thách của mình. Những người sử dụng thử thách đó đều sẽ phải trả phí

Những nhược điểm khi sử dụng HackerRank 


Ngoài những lợi ích tích cực mà HackerRank đem lại, HackerRank cũng có một số những điểm hạn chế như:

  • Giá thành cao, người dùng chỉ có thể dùng thử HackerRank trong 14 ngày sau đó sẽ phải trả phí bắt đầu từ 249$/tháng, người dùng phải thanh toán hàng năm.

  • HackerRank không chuyên về một loại đánh giá cụ thể nào, điều đó có nghĩa khi bạn tìm kiếm một đánh giá nhất định như viết code tại nhà, bạn có thể sẽ không tìm kiếm được một công cụ nào phù hợp mà cần phải tùy chỉnh.

  • Nhiều nhà tuyển dụng khai thác quá mức các khả năng tùy chỉnh bài tập điều đó đã tạo ra một nhận thức tiêu cực cho những đánh giá trên HackerRank.



Một nhược điểm lớn của HackerRank là chi phí khá cao, không phải lập trình viên nào cũng có thể chi trả

Một số lựa chọn thay thế cho HackerRank là gì?


Ngoài sử dụng HackerRank để học hỏi và chia sẻ kiến thức về code, các bạn cũng có thể tham khảo các nền tảng khác tương tự như:

  • Algo Expert: đây là một nền tảng cho phép các nhà lập trình có thể trải nghiệm những câu hỏi với nhiều chủ đề phỏng vấn khác nhau.

  • Leetcode: cũng là một giải pháp thay thế nổi tiếng khác. Leetcode hướng đến công việc thực tế nhiều hơn.

  • Educative: là công cụ giúp trau dồi kỹ năng hoặc giúp ứng viên luyện tập cho các cuộc phỏng vấn bằng ngôn ngữ cụ thể.

  • Interview Cake: là một công cụ nghiên cứu giúp mọi người cách nghĩ đúng đắn hơn về các câu hỏi kỹ thuật để họ có thể thực hiện tốt các cuộc phỏng vấn.

  • Coderbyte: cung cấp một sự kết hợp giữa các nguồn tài nguyên miễn phí và trả phí với những thách thức giúp các nhà lập trình có thể rèn luyện kỹ năng của mình. 

  • InterviewBit: đây là công cụ tương tự như HackerRank. Nhưng InterviewBit là một công ty có trụ sở tại Ấn Độ và chỉ tập trung vào người dùng Ấn Độ.


Trên đây là những chia sẻ về HackerRank là gì, hy vọng qua bài viết bạn đã phần nào hiểu hơn về công cụ này cũng như việc sử dụng HackerRank như thế nào là thích hợp. Nếu bạn là một lập trình viên vậy tại sao chưa tham gia vào nền tảng đầy tiện dụng này nhỉ, một nền tảng giúp bạn học hỏi, chia sẻ kiến thức, khẳng định bản thân và tìm kiếm việc làm, tại sao lại không nhỉ?

ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: HackerRank là gì? Một số lưu ý cho người mới gia nhập HackerRank

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI