Dynamic DNS là gì? Cách thức hoạt động và ứng dụng thực tiễn

ITNavi 18 Mar 2021 20423
Dynamic DNS (DDNS) là cụm từ viết tắt của Dynamic Domain Name System, được hiểu theo tiếng việt là hệ thống tên miền động. Nó là phương thức ánh xạ domain đến địa chỉ IP thay đổi với tần suất cao gọi là IP WAN. Vậy Dynamic DNS là gì, những đặc điểm cơ bản của DDNS mà bạn cần quan tâm tất cả sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây. Dynamic DNS là gì?

Dynamic DNS là gì?

Dynamic DNS là gì?

Dynamic DNS hay DDNS là từ viết tắt của cụm từ Dynamic Domain Name System, được dịch là hệ thống tên miền động. DDNS thay thế cho IP tĩnh, cho phép người dùng không cần đến ISP cung cấp IP tĩnh vẫn có thể truy cập vào hệ thống của mình từ xa. Dynamic DNS đưa lên mạng Internet các dịch vụ như Web Server, Mail Server, truy cập vào hệ thống nội bộ, camera giám sát tại cơ sở của mình qua đường truyền ADSL hoặc FTTH. Nói một cách dễ hiểu, Dynamic DNS là phương thức ánh xạ tên miền tới địa chỉ IP với tần suất thay đổi cao (IP WAN). Bởi không phải tất cả các máy tính đều sử dụng địa chỉ IP tĩnh.

Phương thức hoạt động của Dynamic DNS là gì?

Trong hệ thống máy chủ DNS, mỗi tên miền phải được trỏ đến một địa chỉ IP tĩnh. Tuy nhiên hiện nay, đa phần các nhà mạng thường cung cấp các địa chỉ IP động thay đổi theo những chu kỳ nhất định. Khi địa chỉ IP thay đổi dữ liệu, các hoạt động của DNS bị gián đoạn, do đó không thể sử dụng được máy chủ DNS. DDNS cung cấp những dữ liệu liên quan đến quá trình kết nối giữa IP với tên miền

DDNS cung cấp những dữ liệu liên quan đến quá trình kết nối giữa IP với tên miền

Để khắc phục tình trạng IP động này, DDNS đã được ra đời. DDNS cung cấp những dữ liệu liên quan đến quá trình kết nối giữa IP với tên miền. Ngoài ra, DDNS còn cung cấp, cập nhật cơ sở dữ liệu một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực của người sử dụng. Dynamic DNS hoạt động bằng cách tạo ra một chương trình mang tên Dynamic DNS Client được chạy trên máy tính của người dùng. Dynamic DNS Client giữ vai trò theo dõi và kiểm soát bất kỳ sự thay đổi nào từ IP máy chủ. Tiếp sau đó, chúng phát thông báo những thay đổi đến hệ thống máy chủ DNS. Cùng với đó, nó cũng cập nhật những thông tin thay đổi vào cơ sở dữ liệu. Do đó, dù có sự thay đổi địa chỉ IP thường xuyên từ phía máy chủ thì DNS vẫn trỏ chính xác địa chỉ tên miền đúng với IP mới. Bạn đọc tham khảo thêm: HTML5 là gì? Những lợi ích không thể bỏ qua của HTML5

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ Dynamic DNS

Các tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ Dynamic DNS sẽ được chủ động cũng như tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong tổ chức và duy trì máy chủ. Bởi không phải thuê dịch vụ email hosting, web hosting,… từ nhà cung cấp hoặc kết nối VPN với doanh nghiệp nhiều chi nhánh của mình. Hiện nay, nhu cầu sử dụng DDNS ngày một tăng cao và chúng cũng được ứng dụng trong nhiều thiết bị phục vụ cho đời sống con người như camera giám sát, smarthome, IOT,… Với DDNS, bạn có thể dễ dàng kiểm tra camera, kết nối các thiết bị thông minh, cấu hình hệ thống điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện thoại di động, máy tính bảng… Nhờ thế mà việc quản lý và kiểm soát trở nên chủ động, nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đối tượng nào nên sử dụng Dynamic DNS

DDNS được sử dụng cho những đối tượng nào?

DDNS được sử dụng cho những đối tượng nào?

Những đối tượng nên sử dụng DDNS như:
  • Các cá nhân, tổ chức đang sử dụng dịch vụ dịch vụ ADSL có địa chỉ IP động hoặc kết nối Internet gián tiếp Dial-up. Nếu sử dụng Dynamic DNS hoàn toàn có thể tự duy trì máy chủ dịch vụ của mình.
Với những thuê bao ADSL ngày càng gia tăng nhanh chóng sẽ rất hưởng ứng dịch vụ dynamic DNS. Bởi khi sử dụng dynamic DNS, thuê bao ADSL có khả năng tự duy trì máy chủ dịch vụ, không phải thuê dịch vụ email hosting, web hosting vốn rất tốn kém của ISP. Việc tự duy trì máy chủ vốn chỉ có thể với những tổ chức có kết nối trực tiếp leased-line, chi phí bỏ ra là rất lớn.
  • Cá nhân và tổ chức có lắp đặt hệ thống camera quan sát và muốn kiểm soát chúng từ xa qua mạng Internet.
  • Cá nhân và tổ chức lắp đặt và quản lý máy chấm công  từ xa bằng mạng Internet.
  • Cá nhân và tổ chức muốn thực hiện các nhiệm vụ truyền tải dịch vụ máy chủ web, máy chủ mail, máy chủ FTP,… lên Internet.
  • Máy chủ kết nối mạng có địa chỉ IP bị thay đổi thường xuyên.

Hướng dẫn bạn cách đăng ký sử dụng DDNS

Cách cài đặt DDNS vô cùng đơn giản

Cách cài đặt DDNS vô cùng đơn giản

Để sử dụng DDNS, bạn chỉ cần đăng ký tên miền trên hệ thống DDNS. Nếu bạn đã có sẵn tên miền, bạn hãy chuyển đổi tên miền này sang Dynamic DNS theo hướng dẫn của hệ thống. Sau khi hoàn thành các bước trên, tiến hành cài đặt Dynamic DNS Client trên máy tính để bắt đầu sử dụng dịch vụ. Nếu thiết bị đầu cuối ADSL của người dùng có hỗ trợ tính năng Dynamic DNS. Người dùng chỉ cần lên web của nhà sản xuất đăng ký (miễn phí) để dùng Dynamic DNS này.

Một số yêu cầu đối với người sử dụng dịch vụ Dynamic DNS

Để có thể sử dụng dịch vụ hệ thống tên miền động của nhà cung cấp VNNIC, người sử dụng cần:
  • Đăng ký tên miền có đuôi dạng .vn hoặc .com.vn.
  • Tải và cài đặt chương trình Dynamic DNS Client của VNNIC. Tiếp đến, bạn thiết lập một số những thông tin xác thực dữ liệu như tài khoản, tên miền, tên máy chủ,… Sau khi thiết lập thông tin được hoàn tất, bạn kết nối đến hệ thống máy chủ DDNS để nó theo dõi và thực hiện cập nhật sự thay đổi của IP vào hệ thống DNS. 
  • Cập nhật tên miền đăng ký trên DDNS theo đúng với địa chỉ IP máy tính.
  • Đảm bảo rằng máy tính của bạn có thể kết nối từ xa đến hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ dynamic DNS của VNNIC thông qua giao thức http và cổng 8888.
  • Cài đặt đầy đủ các phần mềm cung cấp dịch vụ của hệ thống như web, email, apache,...  trên máy của mình. Để cung cấp dịch vụ với tên miền đã đăng ký.

Một vài trường hợp đặc biệt khi sử dụng Dynamic DNS

Đã có nhiều trường hợp người dùng có thể kết nối với mạng Internet qua cơ chế chuyển đổi địa chỉ NAT. Khi sử dụng dịch vụ DDNS, địa chỉ IP cập nhật trong hệ thống DNS server của VNNIC chỉ có thể chuyển thành IP được sử dụng (IP thực) khi người dùng kết nối mạng Internet.  DDNS là hệ thống giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong tổ chức và duy trì máy chủ, dễ dàng kiểm soát các thiết bị từ xa. Đây chính là lý do nhu cầu sử dụng Dynamic DNS ngày càng gia tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về Dynamic DNS là gì và đâu là đối tượng nên sử dụng DDNS. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về Dynamic DNS và vận dụng hệ thống này một cách tốt nhất cho quá trình quản lý của mình. Có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi nhé! Đừng quên cập nhật trang web thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Dynamic DNS là gì? Cách thức hoạt động và ứng dụng thực tiễn

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI