Có nên sử dụng Deep Web hay không -Chuyên gia giải đáp

ITNavi 07 Jun 2021 7442
Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ Deep Web hay chưa? Từ cái tên của nó đã cho chúng ta thấy những sự thuần bí bên trong. Mặc dù trong xã hội hiện đại ngày nay rất ít có những bí ẩn thực sự có thể tồn tại nhưng đến cả với công nghệ tân tiến nhất hiện nay vẫn chưa có thể chạm được đến những nội dung ẩn dấu bên trong Deep Web. Vậy chính xác Deep Web là gì, trong Deep Web chứa những thông tin gì và có nên sử dụng chúng hay không? Tất cả hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tại bài viết bên dưới nhé!

Deep Web là gì?

Deep Web hay còn được gọi là web chìm hoặc mạng chìm. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những trang web hoặc nội dung không thuộc về web nổi (trang web chúng ta vẫn có thể truy cập). Những trang web chìm sẽ không được đánh dấu lập chỉ mục và không thể tìm kiếm được với các công cụ tìm kiếm thông thường như Bing hay Google. Nội dung của những trang web chìm được ẩn bên dưới những bản mẫu HTML và có thể yêu cầu mật khẩu hoặc truy cập bảo mật qua các trang web công cộng. Xét về quy mô, Deep Web rất rộng, mặc dù chưa có những con số thống kê chính xác nhưng người ta có thể ước tính nó có thể chứa khoảng 7,5 Petabyte nội dung. Cụ thể hơn, so với tất cả các nội dung trên trang web đã được lập chỉ mục trên các công cụ tìm kiếm thì nội dung của Deep Web vẫn có thể chứa gấp khoảng 5000 lần. Nội dung trên Deep Web có thể gấp 5000 lần nội dung trên các mạng tìm kiếm thông thường

Nội dung trên Deep Web có thể gấp 5000 lần nội dung trên các mạng tìm kiếm thông thường

Cấp bậc của Internet và vị trí của Deep Web

Internet được chia thành 9 cấp bậc khác nhau, càng xuống sâu hơn, nội dung của những trang web đó càng khó tiếp cận. Các cấp độ của Internet bao gồm:

Cấp 0: Common Web (Web phổ thông)

Mức Common Web chính là những nội dung của các trang web mà bạn vẫn truy cập hàng ngày như Facebook, Youtube, https://itnavi.com.vn/ và những trang web nổi tiếng và dễ truy cập khác.

Cấp 1: Surface Web (Web bề nổi)

Ở mức độ này bạn vẫn có thể truy cập trang web thông qua những phương tiện thông thường nhưng có chứa những trang “tối hơn” chẳng hạn như Reddit. Bạn đọc tham khảo thêm: Socket.io là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Socketio

Cấp 2: Bergie Web (Web vô thừa nhận)

Bergie Web chính là mức cuối cùng mà chúng ta có thể truy cập bằng cách thông thường. Tất cả những cấp bậc khác ở phía sau đều phải truy cập thông qua proxy, tor hoặc truy cập bằng cách thay đổi phần cứng. Với cấp độ web vô thừa nhận này, chúng ta có thể tìm được một số web ngầm ví dụ như 4chan.

Cấp 3: Deep Web (Web ẩn)

Deep Web được chia làm hai cấp độ. Cấp độ đầu tiên chỉ có thể truy cập được bằng proxy. Đây là những trang web có chứa hình ảnh phản cảm, máu me, hack website,... Và đây cũng chính là cấp độ đầu tiên của Deep Web. Phần thứ hai của cấp độ này các bạn chỉ có thể truy cập qua Tor và chứa nhiều những thông tin nhạy cảm và ghê rợn hơn.

Cấp 4: Charter Web

Mức độ này cũng được chia thành hai phần. Phần đầu có thể truy cập thông qua Tor với những nội dung như buôn bán ma túy, bán người, phim ảnh bị cấm và các giao dịch chợ đen. Phần thứ hai của Charter Web bạn chỉ có thể truy cập bằng cách thay đổi phần cứng Closed Shell System trên thiết bị của mình. Tại đây, những nội dung bị nghiêm cấm, thông tin đen tối, trang web của tổ chức tội phạm nguy hiểm Law of 13, thí nghiệm trong chiến tranh, tài liệu dị giáo hay thậm chí là cả vị trí của Atlantis.

Cấp 5: Marianas Web

Đây là cấp độ có thể chứa những tài liệu bí mật có liên quan đến chính phủ Mỹ và nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Cấp 6: Inbetween level

Inbetween level được xem là hàng rào chắn ngăn cách giữa cấp 5 với các cấp 7, 8 và ngăn chặn các cá nhân thâm nhập vào cấp cao hơn. Deep Web có nhiều cấp độ khác nhau, càng vào sâu bạn sẽ càng thấy những thông tin đen tối

Deep Web có nhiều cấp độ khác nhau, càng vào sâu bạn sẽ càng thấy những thông tin đen tối

Cấp 7: The Fog/Virus Soup

Người ta thường ví The Fog/Virus Soup như vùng chiến tranh. Đây là nơi diễn ra các đơn hàng mua bán với giá trị cực cao, là vùng lãnh thổ của virus, các cao thủ hay những người không thích người khác xen vào chuyện của mình. Những người ở cấp độ này sẽ cố gắng tiến sâu vào cấp độ 8 và ngăn chặn người khác tiến đến đó. Cấp độ này được tạo ra cũng chính là để bảo vệ cấp độ 8.

Cấp 8: The Primarch System

The Primarch System là hệ thống để kiểm soát Internet. Không có bất kỳ một chính phủ hay tổ chức nào có quyền kiểm soát nó. Mặc dù cấp độ này được phát hiện vào năm 2000 nhưng không có một ai có thể biết thực sự trong này chứa những thông tin hay hoạt động gì. Tại cấp độ này sẽ không có phản hồi nhưng lại có thể gửi đi những lệnh không thể thay đổi cho toàn bộ mạng một cách ngẫu nhiên. Cấp độ này được cho là bị chặn bởi "level 17 quantum t.r.001 level function lock" mà máy tính của chúng ta gần như không thể phá vỡ. Hiện tại, đây là cấp độ cuối cùng được phát hiện của Internet. Bạn đọc tham khảo thêm: Tại sao Terminal được sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay

Bản chất thực sự của Deep Web

Không phải Deep Web nào cũng đều chứa những nội dung tiêu cực mà ngược lại có nhiều điểm tích cực đó. Có rất nhiều những nội dung chúng ta truy cập hàng ngày mà không hề hay biết (như Gmail, tin nhắn,...) là Deep Web. Nhưng tất nhiên Deep Web có những mặt tối tiêu cực mà chúng ta không thể bàn cãi.

Mặt đen tối của Deep Web

Rất nhiều nội dung bất hợp pháp và nguy hiểm của Deep Web được chia sẻ mà chúng ta có thể tìm thấy như:
  • Buôn bán vũ khí không giấy phép.
  • Nội dung khiêu dâm
  • Mua bán phần mềm độc hại, tài liệu hướng dẫn hacking.
  • Buôn bán những thuốc câm
  • Hack danh tính và buôn bán thông tin bị đánh cắp.
  • Bán các tài liệu giả mạo, tiền tệ.
  • Cung cấp các dịch vụ rửa tiền, ám sát giết người, giao dịch nội gián.
Rất nhiều nội dung phạm pháp được chia sẻ trên Deep Web

Rất nhiều nội dung phạm pháp được chia sẻ trên Deep Web

Lợi ích của Deep Web

Mặc dù có rất nhiều những điểm tối nhưng Deep Web cũng mang lại các lợi ích như:
  • Chứa nhiều thông tin hữu ích mà các công cụ tìm kiếm thông thường không có. Đặc biệt, đây là môi trường lý tưởng cho những người đang bị áp bức có thể thổ lộ mà không phải lo lắng bị phát hiện.
  • Deep Web có thể là nơi cung cấp các tài liệu cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
  • Là công cụ để tố cáo những tội ác xảy ra trên thế giới mà không sợ bị hăm dọa hay kiểm duyệt bởi các phương tiện truyền thông.
  • Với khả năng ẩn danh tuyệt vời, đây là một công cụ có giá trị cao trong việc bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng.
Nhờ vào Deep Web ta có thể tìm kiếm được nhiều thông tin hơn

Nhờ vào Deep Web ta có thể tìm kiếm được nhiều thông tin hơn

Có nên sử dụng Deep Web hay không?

Giao diện và những nội dung nằm trong các tầng đầu tiên của Deep Web khá bình thường tuy nhiên khi tiến sâu vào trong, bạn sẽ bắt gặp những thông tin đen, nhạy cảm thậm chí gây nguy hiểm cho cả cuộc sống của bạn. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất chính là không nên truy cập quá sâu vào Deep Web, bạn sẽ không thể lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra khi biết quá nhiều bí mật hay những thông tin cấm, gây ám ảnh. Điều quan trọng nhất chính là khi truy cập vào Deep Web các thiết bị (phần cứng, phần mềm, laptop, pc) của bạn dễ bị nhiễm mã độc, bị virus tấn công, các hacker theo dõi,... Nếu bạn vô tình truy cập vào Deep Web thì cách tốt nhất là bạn nên liên hệ đến các công ty bảo mật để được ứng cứu kịp thời. Trên đây là những kiến thức cơ bản về Deep Web mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về Deep Web là gì, những cấp độ của chúng và đặc biệt là những mặt lợi và hại để có những quyết định đúng đắn có nên sử dụng hay không. Nếu bạn còn những vấn đề thắc mắc về Deep Web đừng ngần ngại chia sẻ để được giải đáp chi tiết hơn nhé!
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Có nên sử dụng Deep Web hay không -Chuyên gia giải đáp

Bài viết liên quan

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

KẾT NỐI VÀ THEO DÕI